Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình có hỗ trợ nơi tạm lánh đối với người bị bạo lực gia đình không?
- Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình có hỗ trợ nơi tạm lánh đối với người bị bạo lực gia đình không?
- Cơ sở cung cấp nơi tạm lánh cho người bị bạo lực gia đình cần phải đáp ứng yêu cầu nào?
- Cơ sở trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình được pháp luật quy định bao gồm những cơ sở nào?
Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình có hỗ trợ nơi tạm lánh đối với người bị bạo lực gia đình không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 40 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định như sau:
Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
1. Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận để cung cấp một hoặc một số dịch vụ, hoạt động sau đây:
a) Tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Nơi tạm lánh và nhu cầu thiết yếu khác cho người bị bạo lực gia đình;
c) Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;
d) Chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình;
đ) Hoạt động khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
...
Theo đó, cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
Do đó, cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình sẽ hỗ trợ nơi tạm lánh và nhu cầu thiết yếu khác cho người bị bạo lực gia đình.
Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình có hỗ trợ nơi tạm lánh đối với người bị bạo lực gia đình không? (Hình từ Internet)
Cơ sở cung cấp nơi tạm lánh cho người bị bạo lực gia đình cần phải đáp ứng yêu cầu nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 40 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định như sau:
Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
...
2. Cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Người đứng đầu cơ sở có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có trình độ từ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo liên quan đến dịch vụ đăng ký tham gia cung cấp, chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi bạo lực gia đình;
b) Nhân viên trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình phải tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, đã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức;
c) Trường hợp cơ sở cung cấp nơi tạm lánh cho người bị bạo lực gia đình hoặc cung cấp dịch vụ giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi phải có cơ sở vật chất và địa điểm bảo đảm yêu cầu.
3. Cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất để thực hiện dịch vụ, hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này được ưu đãi thuế, phí, tín dụng và ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này; quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập của cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
Cùng với đó, viện dẫn đến điểm a khoản 1 Điều 27 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Yêu cầu về cơ sở vật chất và địa điểm đối với cơ sở cung cấp nơi tạm lánh hoặc cung cấp dịch vụ giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình
1. Yêu cầu về cơ sở vật chất:
a) Cơ sở cung cấp nơi tạm lánh cho người bị bạo lực gia đình phải đáp ứng nhu cầu tối thiểu như giường, chiếu, chăn, màn, điện thắp sáng, quạt làm mát, điện thoại liên lạc, nhà vệ sinh khép kín, cửa có khóa và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về xây dựng, an ninh trật tự;
...
Như vậy, cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình cung cấp nơi tạm lánh cho người bị bạo lực gia đình phải có cơ sở vật chất và địa điểm bảo đảm yêu cầu.
Do đó, cơ sở cung cấp nơi tạm lạnh đối với người bị bạo lực gia đình phải đảm bảo cơ sở vật chất như sau: giường, chiếu, chăn, màn, điện thắp sáng, quạt làm mát, điện thoại liên lạc, nhà vệ sinh khép kín, cửa có khóa và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật.
Cơ sở trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình được pháp luật quy định bao gồm những cơ sở nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 35 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định như sau:
Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
1. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện việc chăm sóc, tư vấn, bố trí nơi tạm lánh, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho người bị bạo lực gia đình và trẻ em mà người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình.
2. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
a) Địa chỉ tin cậy;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Cơ sở trợ giúp xã hội;
d) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
đ) Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình;
e) Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
Theo đó, cơ sở trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình được pháp luật quy định bao gồm những cơ sở sau:
- Địa chỉ tin cậy;
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Cơ sở trợ giúp xã hội;
- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
- Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình;
- Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu quyết định cho thôi việc mới nhất 2025? Tải mẫu quyết định cho thôi việc năm 2025?
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?