Cơ sở cai nghiện ma túy có được ký hợp đồng với doanh nghiệp? Trong cơ sở cai nghiện còn có các chế độ gì với người cai nghiện không?
Cơ sở cai nghiện ma túy có được ký hợp đồng với doanh nghiệp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 68 Nghị định 116/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 68. Chế độ lao động, lao động trị liệu
1. Thời gian lao động, lao động trị liệu của người cai nghiện ma túy không quá 08 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần.
2. Trường hợp cơ sở cai nghiện tổ chức lao động hoặc phối hợp với người sử dụng lao động để tổ chức lao động thì phải đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật lao động; người cai nghiện phải đăng ký với cơ sở cai nghiện và được hưởng thành quả của lao động theo quy định.
Như vậy, về mặt quy định thì cơ sở có thể ký kết hợp đồng với doanh nghiệp.
Ở đây chủ thể ký kết trong hợp đồng sẽ là cơ sở cai nghiện - doanh nghiệp; còn về hình thức hợp đồng ký kết cụ thể là gì, cơ sở vui lòng liên hệ Sở lao động, thương binh và xã hội để được hướng dẫn cụ thể.
Trong cơ sở cai nghiện ma túy còn có các chế độ gì với người cai nghiện không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 69 Nghị định 116/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 69. Chế độ thăm gặp người thân, nhận, gửi thư, nhận tiền, quà của người cai nghiện
1. Người cai nghiện được thăm gặp người thân tại phòng thăm gặp của cơ sở cai nghiện bắt buộc, một tuần một lần, mỗi lần không quá 02 giờ và tối đa không quá 03 thân nhân. Trường hợp gặp lâu hơn phải được Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc đồng ý và tối đa không quá 04 giờ.
Người cai nghiện có vợ hoặc chồng, được Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc xem xét, cho phép thăm gặp tại phòng riêng của cơ sở cai nghiện bắt buộc một lần trong tháng và tối đa không quá 48 giờ cho một lần gặp. Căn cứ quy mô và điều kiện, cơ sở cai nghiện xây dựng, tổ chức phòng riêng để học viên thăm gặp vợ hoặc chồng.
2. Cơ sở cai nghiện xây dựng quy chế thăm gặp theo theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Người cai nghiện được nhận và gửi thư, nhận tiền, quà (trừ rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích, đồ vật và các loại văn hóa phẩm bị cấm). Cơ sở cai nghiện có trách nhiệm kiểm tra thư và các loại quà trước khi trao cho người cai nghiện. Riêng tiền hoặc giấy tờ có giá, người cai nghiện phải gửi vào bộ phận lưu ký của cơ sở cai nghiện bắt buộc và được sử dụng theo quy chế của cơ sở cai nghiện.
Như vậy, trong cơ sở cai nghiện còn có chế độ thăm gặp người thân, nhận, gửi thư, nhận tiền, quà của người cai nghiện.
Cơ sở cai nghiện ma túy
Người thân trong gia đình mất thì người đang trong cơ sở cai nghiện ma túy có được về nhà hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 70 Nghị định 116/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 70. Chế độ chịu tang
1. Khi bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con chết thì người cai nghiện được phép về để chịu tang. Thời gian về chịu tang tối đa là 05 ngày, không bao gồm thời gian đi đường và được tính vào thời hạn chấp hành quyết định.
2. Trình tự thủ tục giải quyết chế độ chịu tang:
a) Gia đình người cai nghiện làm đơn đề nghị cho người cai nghiện về chịu tang, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người cai nghiện cư trú gửi Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nội dung đơn phải bao gồm các nội dung: họ tên, số căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, nơi cư trú, mối quan hệ với người cai nghiện, thời gian đề nghị cho người cai nghiện được về chịu tang và cam kết quản lý, giám sát không để người cai nghiện sử dụng ma túy trái phép hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác trong thời gian về chịu tang theo Mẫu số 48 Phụ lục II Nghị định này.
b) Trong thời hạn 01 ngày kể từ khi nhận đơn theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Giám đốc cơ sở cai nghiện có trách nhiệm xem xét, quyết định việc cho người cai nghiện về chịu tang.
Quyết định cho phép về chịu tang phải gồm các nội dung: họ tên, thời gian được về chịu tang; trách nhiệm của gia đình trong việc đón, đưa trả về cơ sở cai nghiện, quản lý người cai nghiện trong thời gian về chịu tang. Quyết định được gửi cho gia đình người cai nghiện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để phối hợp quản lý và lưu trong hồ sơ người cai nghiện theo Mẫu số 49 Phụ lục II Nghị định này.
3. Gia đình người cai nghiện có trách nhiệm đón người cai nghiện về và bàn giao người cai nghiện lại cho cơ sở cai nghiện bắt buộc khi hết thời gian chịu tang, mọi chi phí đưa, đón người cai nghiện do gia đình người cai nghiện chi trả. Việc giao và nhận người cai nghiện giữa cơ sở cai nghiện bắt buộc với gia đình phải được lập thành biên bản, lưu hồ sơ của người cai nghiện.
4. Cơ sở cai nghiện phải kiểm tra sức khỏe, tình trạng sử dụng ma túy khi tiếp nhận người cai nghiện. Trường hợp quá thời hạn được nghỉ chịu tang mà người cai nghiện không trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, các quy định có liên quan gửi đến bạn tham khảo thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?
- Dự toán chi phí sửa chữa công trình xây dựng bao gồm những gì? Công việc sửa chữa công trình phải được bảo hành trong bao lâu?