Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được thành lập nhằm mục đích gì? Điều kiện về cơ sở vật chất nuôi trồng đối với cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học?
- Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được thành lập nhằm mục đích gì?
- Để được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học thì cơ sở phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất nuôi trồng?
- Tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có được quyền trao đổi, tặng cho loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ không?
Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được thành lập nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:
Thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
1. Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được thành lập nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, bao gồm:
a) Cơ sở nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
b) Cơ sở cứu hộ loài hoang dã;
c) Cơ sở lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử; cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.
...
Theo quy định nêu trên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được thành lập nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái.
Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học bao gồm các cơ sở sau đây:
- Cơ sở nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
- Cơ sở cứu hộ loài hoang dã;
- Cơ sở lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử; cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.
Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được thành lập nhằm mục đích gì theo quy định của pháp luật? (Hình từ internet)
Để được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học thì cơ sở phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất nuôi trồng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:
Thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
...
2. Cơ sở có đủ các điều kiện sau đây được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:
a) Diện tích đất, chuồng trại, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu về nuôi, trồng, nuôi sinh sản loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; cứu hộ loài hoang dã; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền;
b) Cán bộ kỹ thuật có chuyên môn phù hợp;
c) Năng lực tài chính, quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
...
Theo đó, cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học khi có đủ các điều kiện sau:
- Diện tích đất, chuồng trại, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu về nuôi, trồng, nuôi sinh sản loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; cứu hộ loài hoang dã; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền;
- Cán bộ kỹ thuật có chuyên môn phù hợp;
- Năng lực tài chính, quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
Như vậy, một trong những điều kiện để được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học là cơ sở vật chất phải đáp ứng yêu cầu về nuôi, trồng, nuôi sinh sản loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; cứu hộ loài hoang dã; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.
Tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có được quyền trao đổi, tặng cho loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ không?
Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 43 Luật Đa dạng sinh học 2008 về quyền của tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
1. Tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có các quyền sau đây:
a) Hưởng chính sách, cơ chế ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Tiếp nhận, thực hiện dự án hỗ trợ từ tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
c) Hưởng các khoản thu từ hoạt động du lịch và các hoạt động khác của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;
d) Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phát sinh từ nguồn gen do mình quản lý;
đ) Nuôi, trồng, nuôi sinh sản, cứu hộ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền;
e) Trao đổi, tặng cho loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái theo quy định của pháp luật;
g) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được quyền trao đổi, tặng cho loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Tuy nhiên, chỉ được trao đổi, tặng cho để phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?