Có quyền khiếu nại lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức hay không?
Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức ra sao?
Căn cứ, khoản 3 Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức như sau:
“3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Giáng chức.
d) Cách chức.
đ) Buộc thôi việc.”
Như vậy, căn cứ vào trường hợp của bạn đang giữ chức vụ Trưởng công an xã là một chức vụ thuộc về lãnh đạo, quản lý cho nên mức kỷ luật buộc thôi việc là mức cao nhất đối với một cán bộ.
Khiếu nại
Mức độ của hành vi vi phạm được quy định ra sao?
Căn cứ, khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về mức độ của hành vi vi phạm của cán bộ, công chức nhu sau:
“a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
d) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.”
Như vậy, bạn thấy rằng có 4 cấp độ trong bộ mức độ vi phạm của cán bộ, công chức như sau: mức vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng; Mức vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng; Mức vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng; Mức vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Khi nào bị áp dụng hình thức kỷ luật là buộc thôi việc?
Căn cứ, Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về khi nào bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức như sau:
"Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;
3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
4. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền;
5. Ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, hình thức kỷ luật buộc thôi việc còn được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.”
Như vậy trên đây là những trường hợp khi bạn bị ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc mà cơ quan có thẩm quyền cho rằng bạn vi phạm một trong các quy định sau.
Có quyền khiếu nại lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức hay không?
Căn cứ Điều 1 Luật Khiếu nại 2011 quy định như sau:
“Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước; khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức; tiếp công dân; quản lý và giám sát công tác giải quyết khiếu nại."
Tại khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 quy định việc khiếu nại như sau:
"Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình".
Theo Điều 47 Luật Khiếu nại 2011 quy định về khiếu nại quyết định kỷ luật của cán bộ, công chức như sau:
"Khiếu nại quyết định kỷ luật
Khiếu nại quyết định kỷ luật là việc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Như vậy, trường hợp của bạn (với chức danh là Trưởng công an xã) thì có quyền khiếu nại để đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định của cơ quan làm việc ở xã bạn khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhé.
Do đó nếu bạn (làm chức danh Trưởng công an xã mà có quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì chỉ có bạn với chức danh (Trưởng công an xã) của mình mới có quyền khiếu nại đối với cơ quan ra quyết định đó khi có đủ căn cứ cho rằng quyết định đó là trái với quy định pháp luật. Ngoài ra không ai có thể thay thế bạn khiếu nại quyết định kỷ luật trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?