Có quyền đưa trẻ em được nhận làm con nuôi ở nước ngoài trở lại Việt Nam trong trường hợp trẻ không được bảo vệ an toàn?

Cho tôi hỏi trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi cần được bảo vệ khi nào? Cơ quan nào có trách nhiệm tiếp nhận thông tin về trẻ em được người nước ngoài nhận nuôi không được bảo vệ an toàn? Có được đưa trẻ em trở lại Việt Nam trong trường hợp trẻ không được bảo vệ an toàn? Câu hỏi của anh Tân (An Giang).

Trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi cần được bảo vệ khi nào?

Theo 11 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH quy định như sau:

Trường hợp cần bảo vệ trẻ em
Trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài cần được bảo vệ trong trường hợp trẻ em bị xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

Theo đó, trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài cần được bảo vệ trong trường hợp trẻ em bị xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

Có quyền đưa trẻ em được nhận làm con nuôi ở nước ngoài trở lại Việt Nam trong trường hợp trẻ không được bảo vệ an toàn?

Có được đưa trẻ em đã được người nước ngoài nhận nuôi trở lại Việt Nam trong trường hợp trẻ không được bảo vệ an toàn? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có trách nhiệm tiếp nhận thông tin về trẻ em được người nước ngoài nhận nuôi không được bảo vệ an toàn?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH quy định như sau:

Tiếp nhận và xác minh thông tin, phản ánh tình trạng trẻ em cần được bảo vệ
1. Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm tiếp nhận thông tin, phản ánh và thông báo cho nhau về việc trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài cần được bảo vệ trong trường hợp cần thiết được quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch này.
2. Ngay sau khi nhận được thông tin, phản ánh, Bộ Tư pháp liên hệ với Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nhận, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài liên hệ với cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại đề nghị cung cấp thông tin xác thực về tình trạng cụ thể của trẻ em.
...

Theo đó, Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm tiếp nhận thông tin, phản ánh và thông báo cho nhau về việc trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài cần được bảo vệ trong trường hợp cần thiết được quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH.

Có quyền đưa trẻ em được nhận làm con nuôi ở nước ngoài trở lại Việt Nam trong trường hợp trẻ không được bảo vệ an toàn?

Theo Điều 14 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH quy định như sau:

Giải quyết trường hợp trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài phải quay trở lại Việt Nam
1. Trường hợp mọi biện pháp chăm sóc thay thế cho trẻ em tại nước nhận đều không đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ em, việc đưa trẻ em trở lại Việt Nam là biện pháp cuối cùng đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất của trẻ em, Bộ Tư pháp trao đổi và thống nhất với Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nhận về việc đưa trẻ em quay trở lại Việt Nam.
2. Khi thực hiện biện pháp đưa trẻ em quay trở lại Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Tư pháp phối hợp với Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nhận giải quyết các vấn đề pháp lý đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước nhận là thành viên.
3. Bộ Công an tạo mọi điều kiện cần thiết cho trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài phải quay trở lại Việt Nam được đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận lại trẻ em và tạo điều kiện để trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài phải quay trở lại Việt Nam được tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Theo đó, trường hợp mọi biện pháp chăm sóc thay thế cho trẻ em ở nước ngoài đều không đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ em thì việc đưa trẻ em trở lại Việt Nam là biện pháp cuối cùng đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất của trẻ em, Bộ Tư pháp trao đổi và thống nhất với Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nhận về việc đưa trẻ em quay trở lại Việt Nam.

Để thực hiện việc đưa trẻ trở lại Việt Nam, Bộ Tư pháp phải phối hợp với Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nhận giải quyết các vấn đề pháp lý đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước nhận là thành viên.

Ngoài sự phối hợp của Bộ Tư pháp và Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nhận trẻ, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công an trong việc đăng ký thường trú khi trẻ trở lại Việt Nam và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trong việc tạo điều kiện để trẻ được tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc.

Nuôi con nuôi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nuôi con nuôi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là bao lâu?
Pháp luật
Cặp đôi đồng tính có được nhận con nuôi không? Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Mẫu tờ khai ghi vào Sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi mới nhất theo Thông tư 04 là mẫu nào? Tải về file word?
Pháp luật
Chồng có quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang nuôi con nuôi dưới 12 tháng tuổi không? Con nuôi có được nhận di sản thừa kế không?
Pháp luật
Khi nhận nuôi con nuôi thì có bắt buộc phải hỏi ý kiến của cha mẹ đẻ của con nuôi? UBND xã trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi khi nào?
Pháp luật
Cha mẹ phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ có vi phạm pháp luật không? Phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ bị xử phạt không?
Pháp luật
Lợi dụng việc làm con nuôi của người dân tộc thiểu số để hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Hành vi lợi dụng việc làm con nuôi của người có công với cách mạng để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người có điều kiện về kinh tế thì được nhận nuôi con nuôi đúng không? Khi đăng ký nhận nuôi con nuôi phải có mặt những ai?
Pháp luật
Việc nhận nuôi con nuôi có cần phải được sự đồng ý từ anh chị ruột của người được nhận làm con nuôi không?
Pháp luật
Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi thì phải hơn con nuôi bao nhiêu tuổi?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nuôi con nuôi
611 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nuôi con nuôi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nuôi con nuôi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào