Cơ quan, tổ chức phải đáp ứng điều kiện gì để được cấp chứng thư số? Lệ phí cấp chứng thư số là bao nhiêu?
Cơ quan, tổ chức phải đáp ứng những điều kiện gì để được cấp chứng thư số?
Theo Mục 3 Phần II Thủ tục hành chính mới và bãi bỏ lĩnh vực chứng thực điện tử thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Quyết định 1924/QĐ-BQP năm 2020 như sau:
Thủ tục cấp mới chứng thư số cho cơ quan, tổ chức
...
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
+ Phải là cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân;
+ Có quyết định thành lập cơ quan, tổ chức hoặc xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp;
+ Có văn bản đề nghị của người được cơ quan, tổ chức giao quản lý chứng thư số của cơ quan, tổ chức và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận.
...
Theo đó, để được cấp chứng thư số, cơ quan, tổ chức phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu sau đây:
+ Phải là cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân;
+ Có quyết định thành lập cơ quan, tổ chức hoặc xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp;
+ Có văn bản đề nghị của người được cơ quan, tổ chức giao quản lý chứng thư số của cơ quan, tổ chức và được người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp xác nhận.
Chứng thư số cho cá nhân, tổ chức (Hình từ Internert)
Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp chứng thư số phải nộp lệ phí bao nhiêu?
Theo Mục 3 Phần II Thủ tục hành chính mới và bãi bỏ lĩnh vực chứng thực điện tử thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Quyết định 1924/QĐ-BQP năm 2020 như sau:
Thủ tục cấp mới chứng thư số cho cơ quan, tổ chức
...
- Lệ phí (nếu có): Không.
...
Theo đó, cơ quan, tổ chức đề nghị cấp chứng thư số không phải nộp lệ phí.
Cơ quan, tổ chức thực hiện những bước nào để được cấp chứng thư số?
Theo Mục 3 Phần II Thủ tục hành chính mới và bãi bỏ lĩnh vực chứng thực điện tử thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Quyết định 1924/QĐ-BQP năm 2020 như sau:
Thủ tục cấp mới chứng thư số cho cơ quan, tổ chức
- Trình tự thực hiện:
Bước 1. Người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu được cơ quan, tổ chức giao quản lý chứng thư số của cơ quan, tổ chức phải có văn bản đề nghị cấp chứng thư số có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp gửi đến Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin/Ban Cơ yếu Chính phủ.
Bước 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin/Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tổ chức tạo cặp khóa, tạo chứng thư số, bảo đảm thiết bị lưu khóa bí mật cho thuê bao. Thông báo thời gian, địa điểm tiếp nhận thiết bị lưu khóa bí mật cho cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp thuê bao.
Bước 3. Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp thuê bao có trách nhiệm tiếp nhận thiết bị lưu khóa bí mật từ tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ. Sau khi bàn giao thiết bị lưu khóa bí mật cho thuê bao, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp gửi đề nghị thời điểm có hiệu lực của chứng thư số về Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin/Ban Cơ yếu Chính phủ.
Bước 4. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị thời điểm có hiệu lực của chứng thư số, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin/Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm công bố chứng thư số của thuê bao trên Trang thông tin điện tử của Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin/Ban Cơ yếu Chính phủ. Chứng thư số của thuê bao có hiệu lực kể từ thời điểm được Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin/Ban Cơ yếu Chính phủ công bố.
...
Theo đó, để được cấp chứng thư số, cơ quan, tổ chức đề nghị thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu được cơ quan, tổ chức giao quản lý chứng thư số của cơ quan, tổ chức phải có văn bản đề nghị cấp chứng thư số có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp gửi đến Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tổ chức tạo cặp khóa, tạo chứng thư số, bảo đảm thiết bị lưu khóa bí mật cho thuê bao.
Thông báo thời gian, địa điểm tiếp nhận thiết bị lưu khóa bí mật cho cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp thuê bao.
Bước 3: Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp thuê bao có trách nhiệm tiếp nhận thiết bị lưu khóa bí mật từ tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
Sau khi bàn giao thiết bị lưu khóa bí mật cho thuê bao, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp gửi đề nghị thời điểm có hiệu lực của chứng thư số về Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ.
Bước 4: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị thời điểm có hiệu lực của chứng thư số, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm công bố chứng thư số của thuê bao trên Trang thông tin điện tử của Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ.
Chứng thư số của thuê bao có hiệu lực kể từ thời điểm được Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ công bố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?