Cơ quan, tổ chức nào có trách nhiệm báo cáo giá thị trường? Kỳ báo cáo giá thị trường được quy định như thế nào?
Giá thị trường là gì? Cơ quan, tổ chức nào có trách nhiệm báo cáo giá thị trường?
Giá thị trường được giải thích tại khoản 4 Điều 4 Luật Giá 2012, cụ thể như sau:
Giá thị trường là giá hàng hóa, dịch vụ hình thành do các nhân tố chi phối và vận động của thị trường quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
Dẫn chiếu đến Điều 4 Thông tư 116/2018/TT-BTC quy định về đối tượng báo cáo giá thị trường như sau:
Cơ quan, tổ chức báo cáo giá thị trường
Cơ quan, tổ chức báo cáo giá thị trường bao gồm:
1. Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính.
2. Phòng Tài chính - kế hoạch cấp huyện thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Sở Tài chính tham mưu trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ báo cáo giá thị trường cho các đơn vị có liên quan (nếu cần thiết).
Như vậy, báo cáo giá thị trường là trách nhiệm của các cơ quan sau:
- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính.
- Phòng Tài chính - kế hoạch cấp huyện thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Lưu ý: Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Sở Tài chính tham mưu trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ báo cáo giá thị trường cho các đơn vị có liên quan (nếu cần thiết).
Cơ quan, tổ chức nào có trách nhiệm báo cáo giá thị trường? Kỳ báo cáo giá thị trường được quy định như thế nào? (hình từ internet)
Kỳ báo cáo giá thị trường được quy định như thế nào?
Kỳ báo cáo giá thị trường được quy định tại Điều 5 Thông tư 116/2018/TT-BTC, cụ thể như sau:
- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương định kỳ ngày cuối cùng hàng tháng, quý, năm thực hiện tổng hợp số liệu báo cáo giá thị trường trên địa bàn tỉnh, thành phố; gửi báo cáo giá thị trường về Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) trước ngày 05 tháng tiếp theo của kỳ báo cáo; đối với các tháng cuối quý (tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12), thực hiện báo cáo giá thị trường tương ứng 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng (gọi chung là báo cáo dài hạn).
+ Trường hợp có biến động bất thường về giá hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Sở Tài chính có trách nhiệm thực hiện báo cáo đột xuất về tình hình biến động giá của một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu tại địa phương gửi cơ quan có thẩm quyền đồng thời gửi Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá).
- Cục Quản lý giá chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo của các Sở Tài chính; đồng thời trên cơ sở theo dõi nắm bắt tình hình chung giá cả thị trường trên phạm vi cả nước để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính hàng tháng, quý, năm và công khai thông tin giá cả thị trường tới các Sở Tài chính, các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tài chính, các cơ quan khác có liên quan trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá phân hệ “Công khai dữ liệu” và trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
Báo cáo giá thị trường tháng và báo cáo giá thị trường dài hạn bao gồm những nội dung nào?
Báo cáo giá thị trường tháng và báo cáo giá thị trường dài hạn bao gồm những nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư 116/2018/TT-BTC, cụ thể như sau:
Nội dung báo cáo
1. Báo cáo tháng và báo cáo dài hạn
a) Phần thứ nhất: Tổng quan về tình hình thị trường, giá cả trong kỳ
- Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của địa phương trong kỳ báo cáo;
- Phân tích thực trạng, nguyên nhân của các yếu tố tác động đến CPI;
- Thống kê mức giá hàng hóa, dịch vụ theo danh mục quy định tại Điều 7 Thông tư này.
b) Phần thứ hai: Đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về giá của địa phương đã triển khai trong kỳ báo cáo, bao gồm các nội dung sau:
- Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giá;
- Tình hình triển khai chương trình bình ổn thị trường và các biện pháp bình ổn giá tại địa phương (nếu có);
- Công tác quản lý giá các hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của địa phương, phương án điều chỉnh giá (nếu có);
- Tình hình thực hiện kê khai giá tại địa phương;
- Công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về giá tại địa phương;
- Các nội dung liên quan khác.
c) Phần thứ ba: Dự báo diễn biến mặt bằng giá thị trường tại địa phương trong kỳ tiếp theo.
...
Theo đó, báo cáo giá thị trường tháng và báo cáo giá thị trường dài hạn bao gồm những nội dung sau:
Phần thứ nhất: Tổng quan về tình hình thị trường, giá cả trong kỳ
- Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của địa phương trong kỳ báo cáo;
- Phân tích thực trạng, nguyên nhân của các yếu tố tác động đến CPI;
- Thống kê mức giá hàng hóa, dịch vụ theo danh mục quy định tại Điều 7 Thông tư này.
Phần thứ hai: Đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về giá của địa phương đã triển khai trong kỳ báo cáo, bao gồm các nội dung sau:
- Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giá;
- Tình hình triển khai chương trình bình ổn thị trường và các biện pháp bình ổn giá tại địa phương (nếu có);
- Công tác quản lý giá các hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của địa phương, phương án điều chỉnh giá (nếu có);
- Tình hình thực hiện kê khai giá tại địa phương;
- Công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về giá tại địa phương;
- Các nội dung liên quan khác.
Phần thứ ba: Dự báo diễn biến mặt bằng giá thị trường tại địa phương trong kỳ tiếp theo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Linh vật rắn các tỉnh 2025 mới nhất? Linh vật rắn 2025? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính thức ra sao?
- 3 chính sách thôi việc Viên chức được hưởng khi tinh giản biên chế chi tiết được tính thế nào?
- Mức chi quà Tết 2025 đối với CBCCVC, người lao động tại TPHCM thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo là bao nhiêu?
- Tiền thưởng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng có được làm tròn? Tiền thưởng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng là bao nhiêu theo Nghị định 73 và Hướng dẫn 56?
- Ngày 23 1 có gì đặc biệt? Ngày 23 1 cung gì? Ngày 23 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?