Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch cho phép họp đánh giá các chuyên đề liên quan đến quy hoạch không?
- Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch cho phép họp đánh giá các chuyên đề liên quan đến quy hoạch không?
- Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch có thẩm quyền ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng không?
- Điều kiện để trở thành Ủy viên phản biện kết quả đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch là gì?
Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch cho phép họp đánh giá các chuyên đề liên quan đến quy hoạch không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Nghị định 37/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 58/2023/NĐ-CP) như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch
1. Tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý hồ sơ, tài liệu trình thẩm định do cơ quan lập quy hoạch gửi tới Hội đồng thẩm định quy hoạch.
2. Xây dựng, trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch thông qua kế hoạch thẩm định quy hoạch hoặc kế hoạch thẩm định lại quy hoạch trong trường hợp quy hoạch chưa đủ điều kiện trình quyết định hoặc phê duyệt theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch.
3. Cung cấp hồ sơ, tài liệu cho thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch nghiên cứu tham gia ý kiến đối với quy hoạch.
4. Đề nghị Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch cho phép tổ chức họp, hội nghị, hội thảo đánh giá các chuyên đề liên quan đến quy hoạch trước khi họp Hội đồng thẩm định quy hoạch.
5. Tổng hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá của thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch, ý kiến của tư vấn phản biện độc lập và các ý kiến khác (nếu có), báo cáo Hội đồng thẩm định quy hoạch.
6. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Hội đồng thẩm định tiến hành phiên họp thẩm định quy hoạch.
7. Dự thảo báo cáo thẩm định quy hoạch, gửi xin ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch trước khi tổ chức phiên họp thẩm định quy hoạch; xin ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch thông qua dự thảo báo cáo thẩm định quy hoạch bằng phiếu đánh giá tại phiên họp thẩm định quy hoạch; lập biên bản họp thẩm định quy hoạch; hoàn thiện báo cáo thẩm định quy hoạch trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch xem xét, ban hành.
8. Yêu cầu cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình và hoàn thiện hồ sơ quy hoạch theo báo cáo thẩm định quy hoạch.
...
Như vậy, Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định chỉ có thẩm quyền đề nghị Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch cho phép tổ chức họp, hội nghị, hội thảo đánh giá các chuyên đề liên quan đến quy hoạch trong trường hợp việc tổ chức xảy ra trước khi họp Hội đồng thẩm định quy hoạch.
Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch cho phép họp đánh giá các chuyên đề liên quan đến quy hoạch không? (Ảnh từ Internet).
Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch có thẩm quyền ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng không?
Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch có trách nhiệm và quyền hạn được quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 37/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 58/2023/NĐ-CP) như sau
Trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch và các thành viên của Hội đồng thẩm định quy hoạch
1. Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch có trách nhiệm và quyền hạn:
a) Chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội đồng thẩm định quy hoạch; tổ chức, điều hành các cuộc họp của Hội đồng thẩm định quy hoạch;
b) Phân công nhiệm vụ cho thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch;
c) Ban hành báo cáo thẩm định quy hoạch;
d) Xem xét, quyết định việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định quy hoạch và ủy quyền Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch thực hiện các nội dung công việc thuộc quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch nếu cần thiết.
...
Như vậy, theo quy định trên thì Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch sẽ có thẩm quyền ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định quy hoạch.
Điều kiện để trở thành Ủy viên phản biện kết quả đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 35 Nghị định 37/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 58/2023/NĐ-CP) thì điều kiện để trở thành Ủy viên phản biện kết quả đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch bao gồm:
+ Có ít nhất 15 năm kinh nghiệm tham gia hoạt động liên quan đến một trong những nội dung quy hoạch hoặc quản lý nhà nước về quy hoạch đối với người có bằng đại học chuyên ngành liên quan đến quy hoạch;
+ Có ít nhất 08 năm kinh nghiệm tham gia hoạt động liên quan đến một trong những nội dung quy hoạch hoặc quản lý nhà nước về quy hoạch đối với người có bằng thạc sỹ chuyên ngành liên quan đến quy hoạch;
+ Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm tham gia hoạt động liên quan đến một trong những nội dung quy hoạch hoặc quản lý nhà nước về quy hoạch đối với người có bằng tiến sỹ chuyên ngành liên quan đến quy hoạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề án của Kiểm toán nhà nước là gì? Thời hạn lấy ý kiến để xây dựng, hoàn thiện nội dung đề án của Kiểm toán nhà nước là bao lâu?
- Trình tự thủ tục Công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 2025 theo Quyết định 35 như thế nào?
- Thi đua chuyên đề là gì? Phạm vi tổ chức thi đua chuyên đề của Dân quân tự vệ được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần? Biên bản họp giải thể công ty cổ phần phải được gửi cho ai?
- Trách nhiệm khai báo sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động? Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?