Cơ quan Thường trực của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có những nhiệm vụ nào?
- Cơ quan Thường trực của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có những nhiệm vụ nào?
- Cơ quan Thường trực của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền như thế nào?
- Ủy viên Thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo các công việc của bộ phân giúp việc Hội đồng phải không?
Cơ quan Thường trực của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có những nhiệm vụ nào?
Căn cứ tại Điều 10 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1786/QĐ-TLĐ năm 2019, có quy định về cơ quan Thường trực của Hội đồng như sau:
Cơ quan Thường trực của Hội đồng
Cơ quan Thường trực của Hội đồng là Ban có chức năng theo dõi công tác Thi đua, khen thưởng của Tổng Liên đoàn, có nhiệm vụ:
1. Dự thảo nội dung các văn bản, tài liệu phục vụ cho hoạt động của Hội đồng, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của Hội đồng trong công tác tham mưu với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về công tác thi đua, khen thưởng;
2. Chủ trì phối hợp với các ban, đơn vị và các cấp công đoàn trong việc thẩm định hồ sơ, thành tích của tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng Nhà nước và các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền quyết định của Đoàn Chủ tịch do các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn đề nghị theo quy trình, quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng, Quy chế Khen thưởng của tổ chức Công đoàn và các văn bản hiện hành về công tác thi đua, khen thưởng; chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng và chịu trách nhiệm báo cáo Hội đồng về nội dung được triển khai tại các kỳ họp; chịu trách nhiệm về tính chính xác, đảm bảo đủ tiêu chuẩn của hồ sơ, các đơn vị được khen thưởng.
3. Có trách nhiệm xin ý kiến đồng chí Phó Chủ tịch phụ trách về các nội dung trước khi trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tổng Liên đoàn.
Như vậy, theo quy định trên thì Cơ quan Thường trực của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có những nhiệm vụ sau:
- Dự thảo nội dung các văn bản, tài liệu phục vụ cho hoạt động của Hội đồng, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của Hội đồng trong công tác tham mưu với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về công tác thi đua, khen thưởng;
- Chủ trì phối hợp với các ban, đơn vị và các cấp công đoàn trong việc thẩm định hồ sơ, thành tích của tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng Nhà nước và các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền quyết định của Đoàn Chủ tịch do các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn đề nghị theo quy trình, quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng, Quy chế Khen thưởng của tổ chức Công đoàn và các văn bản hiện hành về công tác thi đua, khen thưởng;
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng và chịu trách nhiệm báo cáo Hội đồng về nội dung được triển khai tại các kỳ họp;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, đảm bảo đủ tiêu chuẩn của hồ sơ, các đơn vị được khen thưởng.
- Có trách nhiệm xin ý kiến đồng chí Phó Chủ tịch phụ trách về các nội dung trước khi trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tổng Liên đoàn.
Hội đồng Thi đua Khen thưởng (Hình từ Internet)
Cơ quan Thường trực của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền như thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1786/QĐ-TLĐ năm 2019, có quy định về Hội đồng trình cơ quan có thẩm quyền như sau:
Hội đồng trình cơ quan có thẩm quyền
Trên cơ sở kết quả bỏ phiếu của các thành viên Hội đồng, cơ quan Thường trực của Hội đồng trình xin ý kiến Thường trực Đoàn Chủ tịch xem xét, quyết định. Đối với tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng phải được đa số phiếu đồng ý của thành viên Hội đồng.
Trong trường hợp 100% thành viên Hội đồng bỏ phiếu tán thành, trong đó có 2/3 số thành viên của Thường trực Đoàn Chủ tịch, thì coi như Thường trực Đoàn Chủ tịch đã nhất trí, không cần phải trình Thường trực Đoàn Chủ tịch
Như vậy, theo quy định trên thì Cơ quan Thường trực của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền như sau:
Trên cơ sở kết quả bỏ phiếu của các thành viên Hội đồng, cơ quan Thường trực của Hội đồng trình xin ý kiến Thường trực Đoàn Chủ tịch xem xét, quyết định. Đối với tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng phải được đa số phiếu đồng ý của thành viên Hội đồng.
Trong trường hợp 100% thành viên Hội đồng bỏ phiếu tán thành, trong đó có 2/3 số thành viên của Thường trực Đoàn Chủ tịch, thì coi như Thường trực Đoàn Chủ tịch đã nhất trí, không cần phải trình Thường trực Đoàn Chủ tịch.
Ủy viên Thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo các công việc của bộ phân giúp việc Hội đồng phải không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 8 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1786/QĐ-TLĐ năm 2019, có quy định về Ủy viên Thường trực Hội đồng như sau:
Ủy viên Thường trực Hội đồng
Ủy viên Thường trực Hội đồng là Trưởng ban theo dõi về công tác Thi đua, khen thưởng, có nhiệm vụ:
1. Dự thảo kế hoạch, chương trình, nội dung công tác để trình Hội đồng thảo luận tại các cuộc họp và thông báo kết luận các cuộc họp Hội đồng.
2. Giữ mối liên hệ công tác giữa các thành viên Hội đồng để thực hiện nhiệm vụ được phân công.
3. Chỉ đạo các công việc của bộ phận giúp việc Hội đồng; tổng hợp, rà soát và ký các văn bản xin ý kiến, đề xuất nội dung họp Hội đồng.
4. Dự toán kinh phí hoạt động công tác thi đua, khen thưởng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và của Hội đồng.
5. Đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các Quyết định khen thưởng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì Ủy viên Thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo các công việc của bộ phân giúp việc Hội đồng; tổng hợp, rà soát và ký các văn bản xin ý kiến, đề xuất nội dung họp Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?