Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực là cơ quan nào?
Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực bao gồm những ai?
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Hình từ Internet)
Theo Điều 10 Quy định 32-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thường trực Ban Chỉ đạo
Thường trực Ban Chỉ đạo gồm: Trưởng ban và các Phó Trưởng ban. Thường trực Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Chỉ đạo việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác và giải quyết các công việc phát sinh giữa hai phiên họp của Ban Chỉ đạo.
2. Giải quyết hoặc kiến nghị Ban Chỉ đạo giải quyết các đề xuất, kiến nghị của thành viên Ban Chỉ đạo, Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo.
3. Quyết định việc sử dụng tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức và phương tiện của các cơ quan, tổ chức có liên quan để phục vụ nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo khi cần thiết.
4. Chỉ đạo việc phát hiện, cho chủ trương xử lý đối với một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; yêu cầu cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền xem xét lại hoặc giải quyết lại nhằm bảo đảm việc xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát cấp ủy, tổ chức đảng và các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, xử lý các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
5. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền kịp thời xử lý theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước khi có căn cứ cho rằng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi tham nhũng, tiêu cực, vi phạm quy định của Đảng, vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng, tiêu cực, cản trở, gây khó khăn đối với hoạt động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hoặc không đủ năng lực để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được giao.
Căn cứ trên quy định Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực bao gồm: Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực là cơ quan nào?
Theo Điều 11 Quy định 32-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan Thường trực
Ban Nội chính Trung ương là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo; có trách nhiệm tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo và Thường trực Ban Chỉ đạo; hỗ trợ hoạt động của các Thành viên Ban Chỉ đạo trong trường hợp cần thiết. Cơ quan Thường trực có nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Giúp Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo.
2. Giúp Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
3. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất với Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo về chủ trương, định hướng xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; chỉ đạo, hướng dẫn xử lý một số vụ án, vụ việc được Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo giao.
4. Trong trường hợp cần thiết, đề xuất với Ban Chỉ đạo hoặc Thường trực Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo về những giải pháp cụ thể (trong đó có giải pháp thành lập tổ công tác liên ngành) để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án một số vụ án, xử lý một số vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài, dư luận xã hội quan tâm.
5. Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, đề xuất Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo chỉ đạo việc bổ sung, sửa đổi, khắc phục những sơ hở, bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật có liên quan công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo và Trưởng Ban Chỉ đạo giao.
7. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Cơ quan Thường trực được làm việc với cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan; yêu cầu báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ.
Theo đó, Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực là Ban Nội chính Trung ương.
Ban Nội chính Trung ương có trách nhiệm tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo và Thường trực Ban Chỉ đạo; hỗ trợ hoạt động của các Thành viên Ban Chỉ đạo trong trường hợp cần thiết.
Các Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Theo Điều 7 Quy định 32-QĐ/TW năm 2021 quy định các Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo và Trưởng ban về nhiệm vụ được phân công.
- Chủ động đề xuất, kiến nghị với Ban Chỉ đạo và Trưởng ban các chủ trương, định hướng về cơ chế, chính sách, pháp luật, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là trong lĩnh vực, địa bàn, chuyên đề được phân công theo dõi, quản lý, phụ trách.
- Cùng với tập thể cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng và tập thể lãnh đạo nơi công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
- Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong địa bàn, lĩnh vực, chuyên đề được phân công theo dõi, quản lý, phụ trách.
- Được sử dụng bộ máy tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và phương tiện của cơ quan, tổ chức do mình trực tiếp quản lý, phụ trách để thực hiện nhiệm vụ được Ban Chỉ đạo phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh tuần 1?
- Lời chúc Giáng sinh bằng 3 thứ tiếng? Chúc Giáng sinh an lành, hay và ý nghĩa nhất? Giáng sinh có được nghỉ?
- Mẫu thỏa thuận liên doanh tham gia đấu thầu dự án đầu tư công trình năng lượng chuẩn Thông tư 24?
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?