Cơ quan thường trực Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP có thể đề xuất mời ai tham dự cuộc họp Ban Thư ký?
Cơ quan thường trực Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP là gì?
Cơ quan thường trực Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP được căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Quyết định 845/QĐ-TTg năm 2023 về thành lập Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) như sau:
Cơ quan thường trực và các nhóm công tác hỗ trợ triển khai thực hiện JETP
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường là Cơ quan thường trực Ban Thư ký, sử dụng bộ máy để giúp việc, được bảo đảm về nguồn lực, con người, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc.
2. Các nhóm công tác hỗ trợ triển khai thực hiện JETP bao gồm:
a) Nhóm Tổng hợp: do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập, một Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Trưởng nhóm.
b) Nhóm Thể chế, Chính sách và Đầu tư: do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập, một Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Trưởng nhóm.
c) Nhóm Công nghệ và Năng lượng: do Bộ trưởng Bộ Công Thương thành lập, một Thứ trưởng Bộ Công Thương làm Trưởng nhóm.
d) Nhóm Tài chính: do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập, một Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Trưởng nhóm.
Các bộ, cơ quan liên quan cử cán bộ có chuyên môn phù hợp tham gia các Nhóm công tác theo đề nghị của các Trưởng nhóm.
3. Ban Thư ký được huy động các nhà khoa học, chuyên gia tư vấn để hỗ trợ, giúp việc cho Ban Thư ký khi cần thiết.
Theo quy định nêu trên Bộ Tài nguyên và Môi trường là Cơ quan thường trực Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP, sử dụng bộ máy để giúp việc, được bảo đảm về nguồn lực, con người, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc.
Cơ quan thường trực Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP có thể đề xuất mời ai tham dự cuộc họp Ban Thư ký? (Hình từ Internet)
Cơ quan thường trực Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP có thể đề xuất mời ai tham dự cuộc họp Ban Thư ký?
Chế độ làm việc, thông tin và báo cáo của Cơ quan thường trực Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP được căn cứ theo Điều 4 Quy chế làm việc của Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 3028/QĐ-BTNMT năm 2023 như sau:
Chế độ làm việc, thông tin và báo cáo
...
3. Căn cứ tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ từng thời điểm, Cơ quan thường trực Ban Thư ký có thể đề xuất mời Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Nhóm các đối tác quốc tế; Liên minh tài chính Glasgow vì mục tiêu phát thải ròng bằng 0; các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển; lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp, các viện nghiên cứu có liên quan tham dự cuộc họp Ban Thư ký.
...
Theo quy định nêu trên căn cứ tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ từng thời điểm, Cơ quan thường trực Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP có thể đề xuất mời các đối tượng sau đây tham dự cuộc họp Ban Thư ký:
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Nhóm các đối tác quốc tế;
- Liên minh tài chính Glasgow vì mục tiêu phát thải ròng bằng 0;
- Các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển;
- Lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp, các viện nghiên cứu có liên quan.
Ai là người chủ trì các cuộc họp định kỳ theo kế hoạch của Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP?
Nguyên tắc làm việc của Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP được căn cứ theo Điều 3 Quy chế làm việc của Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 3028/QĐ-BTNMT năm 2023 như sau:
Nguyên tắc làm việc
1. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên Ban Thư ký làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Ban Thư ký chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
3. Ban Thư ký làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, thảo luận công khai, đảm bảo sự thống nhất, đề cao trách nhiệm của Trưởng ban; Trưởng ban là người quyết định cuối cùng đối với các vấn đề của Ban Thư ký; Phó Trưởng ban được quyết định một số vấn đề cụ thể theo phân công, ủy quyền của Trưởng ban; các thành viên Ban Thư ký chịu trách nhiệm triển khai công việc được phân công và chủ động chỉ đạo cơ quan chức năng triển khai các nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước được giao để thực hiện JETP.
4. Trưởng ban chủ trì các cuộc họp định kỳ theo kế hoạch và triệu tập các cuộc họp đột xuất khi cần thiết. Trưởng ban có thể ủy quyền cho Phó Trưởng ban chủ trì cuộc họp để thảo luận, quyết định một số vấn đề cụ thể thuộc nhiệm vụ của Ban Thư ký.
5. Các thành viên có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban Thư ký, trường hợp do bận công tác quan trọng khác không thể tham dự họp, phải báo cáo Trưởng ban và ủy quyền cho người đại diện có trách nhiệm dự họp; ý kiến của người dự họp là ý kiến chính thức của thành viên Ban Thư ký.
6. Ban Thư ký phân công các thành viên chịu trách nhiệm đôn đốc các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị triển khai các nhiệm vụ thực hiện JETP; phối hợp với Nhóm các đối tác quốc tế, đối tác phát triển, các định chế tài chính quốc tế để thúc đẩy triển khai các nội dung Tuyên bố JETP.
Theo đó, Trưởng ban là người chủ trì các cuộc họp định kỳ theo kế hoạch của Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP.
Trưởng Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP có thể ủy quyền cho Phó Trưởng ban chủ trì cuộc họp để thảo luận, quyết định một số vấn đề cụ thể thuộc nhiệm vụ của Ban Thư ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ất Tỵ là gì? Tại sao gọi là năm Ất Tỵ? Tết Âm lịch năm Ất Tỵ bắn pháo hoa bao nhiêu phút? Bắn ở đâu?
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
- Mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán 2025 đơn giản, đẹp? Hình ảnh mâm ngũ quả ngày Tết 2025 Ất Tỵ ý nghĩa?
- Mẫu biên bản thỏa thuận công việc mới nhất? Người lao động có được tự do lựa chọn việc làm không?
- Lời chúc Tết giao thừa Ất tỵ 2025? Tổng hợp các lời chúc Tết giao thừa Ất tỵ 2025 hay, ý nghĩa?