Cơ quan thụ lý vụ án có được phép sử dụng vật chứng nhận từ kho vật chứng của Bộ Quốc phòng để phục vụ công tác điều tra không?
- Thủ trưởng cơ quan thụ lý vụ án có phải ký lên trên lệnh xuất kho vật chứng của Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh hay không?
- Cơ quan thụ lý vụ án có phải chịu kinh phí vận chuyển vật chứng ra khỏi kho vật chứng của Bộ Quốc phòng không?
- Cơ quan thụ lý vụ án có được phép sử dụng vật chứng nhận từ kho vật chứng của Bộ Quốc phòng để phục vụ công tác điều tra không?
Thủ trưởng cơ quan thụ lý vụ án có phải ký lên trên lệnh xuất kho vật chứng của Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh hay không?
Căn cứ Điều 5 Điều Quy chế quản lý kho vật chứng trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành ban hành kèm theo Thông tư 131/2014/TT-BQP quy định về mẫu lệnh xuất kho vật chứng như sau:
Trình tự, thủ tục giao, nhận vật chứng
1. Khi cần đưa vật chứng nhập kho, xuất kho, để phục vụ hoạt động tố tụng hoặc chuyển giao sang kho vật chứng khác, Thủ trưởng cơ quan thụ lý vụ án phải có lệnh nhập kho hoặc lệnh xuất kho;
Lệnh nhập kho, lệnh xuất kho phải ghi rõ chủng loại, số lượng, trọng lượng, đặc điểm của vật chứng, lý do, thời gian nhập, xuất; họ và tên, chức vụ của người giao hoặc nhận lệnh nhập kho, lệnh xuất kho, có chữ ký của Thủ trưởng cơ quan thụ lý vụ án và đóng dấu của cơ quan thụ lý vụ án;
Lệnh nhập kho, lệnh xuất kho thực hiện theo Mẫu số 01 và Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Khi giao hoặc nhận vật chứng tại kho vật chứng, người giao hoặc nhận phải xuất trình lệnh nhập, xuất kho, giấy giới thiệu, chứng minh thư. Thủ kho vật chứng chỉ nhập kho hoặc xuất kho khi có đầy đủ các giấy tờ quy định tại Khoản này.
3. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh kiểm tra các giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này; tổ chức kiểm tra vật chứng, lập biên bản giao, nhận vật chứng ghi rõ giờ, ngày, tháng năm nhập, xuất; họ tên, chức vụ của người ra lệnh nhập kho hoặc lệnh xuất kho và của người giao, người nhận; lý do nhập, xuất; chủng loại, số lượng, đặc điểm, tình trạng của vật chứng; biên bản lập thành hai bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận; mỗi bên giữ một bản; biên bản giao, nhận vật chứng thực hiện theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
Lập lệnh xuất, nhập vật chứng và tổ chức nhập kho, xuất kho vật chứng theo quy định về xuất, nhập kho đối với vũ khí - đạn.
Theo quy định trên thì trên lệnh xuất kho của Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh cần phải có chữ kỹ của Thủ trưởng cơ quan thụ lý vụ án. Ngoài ra còn cần phải đóng dấu của cơ quan thụ lý vụ án.
Cơ quan thụ lý vụ án có được phép sử dụng vật chứng nhận từ kho vật chứng của Bộ Quốc phòng để phục vụ công tác điều tra không? (Hình từ Internet)
Cơ quan thụ lý vụ án có phải chịu kinh phí vận chuyển vật chứng ra khỏi kho vật chứng của Bộ Quốc phòng không?
Căn cứ Điều 6 Quy chế quản lý kho vật chứng trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành ban hành kèm theo Thông tư 131/2014/TT-BQP quy định về kiểm định vật chứng như sau:
Kiểm định vật chứng
1. Cơ quan thụ lý vụ án chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh đưa vật chứng đi kiểm định tại Trung tâm kiểm định vũ khí - đạn của Bộ Quốc phòng để kiểm định trong trường hợp nghi ngờ về sự an toàn của vật chứng gửi bảo quản;
Công văn đề nghị kiểm định vật chứng thực hiện theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp kết luận vật chứng không bảo đảm an toàn phải có biện pháp xử lý bảo đảm an toàn hoặc tiêu hủy;
3. Kinh phí phục vụ việc vận chuyển, kiểm định, xử lý an toàn hoặc tiêu hủy do cơ quan thụ lý vụ án chi trả.
Theo quy định thì kinh phí phục vụ việc vận chuyển, kiểm định, xử lý an toàn hoặc tiêu hủy vật chứng sẽ do cơ quan thụ lý vụ án chi trả.
Cơ quan thụ lý vụ án có được phép sử dụng vật chứng nhận từ kho vật chứng của Bộ Quốc phòng để phục vụ công tác điều tra không?
Căn cứ Điều 8 Quy chế quản lý kho vật chứng trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành ban hành kèm theo Thông tư 131/2014/TT-BQP quy định về cơ quan thụ lý vụ án như sau:
Cơ quan thụ lý vụ án
1. Cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm vận chuyển, bảo quản, bảo vệ vật chứng của vụ án cho đến khi nhập kho vật chứng hoặc trong quá trình trực tiếp sử dụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
2. Trường hợp cơ quan thụ lý vụ án không thể vận chuyển vật chứng được và có đề nghị bằng văn bản thì Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh phối hợp với cơ quan kỹ thuật Quân khu thực hiện việc vận chuyển.
3. Thanh toán các chi phí cho việc kiểm định, vận chuyển, xử lý an toàn hoặc tiêu hủy vật chứng theo quy định.
Như vậy, cơ quan thụ lý vụ án được phép sử dụng vật chứng được nhận từ kho vật chứng của Bộ Quốc phòng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm vận chuyển, bảo quản, bảo vệ vật chứng của vụ án trong quá trình sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?