Cơ quan thi hành án hình sự có được phép kê biên tài sản đối với tài sản của pháp nhân thương mại đang được cầm cố hay không?
- Cơ quan thi hành án hình sự không được kê biên tài sản đối với những loại tài sản nào của pháp nhân thương mại?
- Cơ quan thi hành án hình sự có được phép kê biên tài sản đối với tài sản của pháp nhân thương mại đang được cầm cố hay không?
- Việc ra Quyết định kê biên tài sản của pháp nhân thương mại được thực hiện dựa trên những căn cứ nào?
- Việc ra Quyết định và gửi Quyết định kê biên tài sản của pháp nhân thương mại được thực hiện ra sao?
Cơ quan thi hành án hình sự không được kê biên tài sản đối với những loại tài sản nào của pháp nhân thương mại?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định về những tài sản không được phép kê biên như sau:
Tài sản không được kê biên
1. Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.
2. Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động.
3. Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh.
4. Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.
Theo đó, Cơ quan thi hành án hình sự không được kê biên tài sản đối với những loại tài sản sau của pháp nhân thương mại:
(1) Tài sản bị cấm lưu thông;
(2) Tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức;
(3) Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động;
(4) Lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;
(5) Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh.
(6) Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.
Có được phép kê biên tài sản đối với tài sản của pháp nhân thương mại đang được cầm cố hay không? (Hình từ Internet)
Cơ quan thi hành án hình sự có được phép kê biên tài sản đối với tài sản của pháp nhân thương mại đang được cầm cố hay không?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định về việc kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp như sau:
Kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp
1. Trường hợp pháp nhân thương mại không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự có quyền kê biên, xử lý tài sản của pháp nhân thương mại đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.
2. Trước khi tổ chức thi hành kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp ít nhất 02 ngày, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền phải thông báo cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp.
Theo quy định thì trong trường hợp pháp nhân thương mại không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự có quyền kê biên tải sản của pháp nhân thương mại đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.
Việc ra Quyết định kê biên tài sản của pháp nhân thương mại được thực hiện dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định về việc ra Quyết định kê biên tài sản của pháp nhân thương mại như sau:
Căn cứ ra Quyết định kê biên tài sản
Việc ra Quyết định kê biên tài sản căn cứ vào:
1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
3. Pháp nhân thương mại chấp hành án không có tài khoản hoặc số tiền trong tài khoản tại tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước, công ty chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam không đủ để bảo đảm việc cưỡng chế thi hành biện pháp tư pháp.
4. Tài liệu xác minh thông tin về tài sản của pháp nhân thương mại.
Như vậy, việc ra Quyết định kê biên tài sản của pháp nhân thương mại được thực hiện dựa trên những căn cứ theo quy định pháp luật nêu trên.
Việc ra Quyết định và gửi Quyết định kê biên tài sản của pháp nhân thương mại được thực hiện ra sao?
Theo Điều 28 Nghị định 44/2020/NĐ-CP thì việc ra Quyết định và gửi Quyết định kê biên tài sản của pháp nhân thương mại được thực hiện như sau:
(1) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc xác minh thông tin về tài sản của pháp nhân thương mại, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền sẽ tiến hành ra Quyết định kê biên tài sản.
(2) Quyết định kê biên tài sản của pháp nhân thương mại phải bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Số quyết định;
- Ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Căn cứ ra quyết định;
- Họ tên, chức vụ, đơn vị của người ra quyết định;
- Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp, mã số thuế của pháp nhân thương mại bị kê biên tài sản; số tiền, tài sản cần kê biên; địa điểm kê biên;
- Chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.
(3) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền phải gửi quyết định cưỡng chế cho
- Tòa án đã ra quyết định thi hành án;
- Viện kiểm sát cùng cấp;
- Cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại có liên quan;
- Pháp nhân thương mại, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
Lưu ý: Trường hợp thi hành biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 2 và 3 Điều 4 Nghị định 44/2020/NĐ-CP thì quyết định cưỡng chế còn phải được gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản kê biên hoặc nơi có tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử bị tạm giữ hoặc nơi có con dấu bị tạm giữ hoặc thu hồi trước khi thi hành 03 ngày làm việc để phối hợp thực hiện.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại chấp hành án đến trụ sở để thông báo quyết định cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại.
Khi được cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền triệu tập, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phải có mặt, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?