Cơ quan Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng thanh tra các chuyên ngành nào?
Cơ quan Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng thanh tra các chuyên ngành nào?
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 47/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Cơ quan Thanh tra nhà nước, bao gồm:
a) Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi là Thanh tra Bộ);
b) Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra Sở).
2. Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
a) Tổng cục Thủy lợi; Tổng cục Lâm nghiệp; Tổng cục Thủy sản; Cục Thú y; Cục Bảo vệ thực vật; Cục Trồng trọt; Cục Chăn nuôi; Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn; Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối;
b) Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Chi cục Kiểm lâm; Chi cục Thủy sản; Chi cục Thủy lợi; Chi cục Phát triển nông thôn; Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.
Như vậy, cơ quan Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành sau:
+ Tổng cục Thủy lợi;
+ Tổng cục Lâm nghiệp;
+ Tổng cục Thủy sản;
+ Cục Thú y;
+ Cục Bảo vệ thực vật;
+ Cục Trồng trọt;
+ Cục Chăn nuôi;
+ Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản;
+ Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn;
+ Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối;
Cơ quan Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng thanh tra các chuyên ngành nào? (Hình từ Internet)
Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 47/2015/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ
1. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và các công chức khác.
Chánh Thanh tra do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra. Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra.
2. Thanh tra Bộ có các phòng để thực hiện nhiệm vụ được giao. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập phòng thuộc Thanh tra Bộ.
3. Thanh tra Bộ có con dấu và tài khoản riêng.
Từ quy định trên thì, Chánh Thanh tra do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra. Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra.
Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 47/2015/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ
Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra, Điều 7 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
5. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Yêu cầu Thanh tra Sở báo cáo về công tác thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
7. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
8. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra 2010, Điều 7 Nghị định 86/2011/NĐ-CP và 08 nhiệm vụ cụ thể nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?