Cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện là cơ quan nào? Những hành vi nào bị cấm khi sử dụng tần số vô tuyến điện?
Trách nhiệm quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vô tuyến điện, phát xạ vô tuyến điện, tương thích điện từ, an toàn bức xạ vô tuyến điện;
b) Phê duyệt hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch tần số vô tuyến điện; phân bổ băng tần phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; quy định điều kiện phân bổ, ấn định và sử dụng tần số vô tuyến điện;
c) Cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện; quản lý lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, phí sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của phập luật về phí và lệ phí;
d) Tổ chức việc phối hợp tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh với các quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế; đăng ký tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh với tổ chức quốc tế;
đ) Kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện, xử lý nhiễu có hại;
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện;
g) Hợp tác quốc tế về tần số vô tuyến điện;
h) Đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ vô tuyến điện, cấp Chứng chỉ vô tuyến điện viên;
i) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tần số vô tuyến điện.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện tại địa phương.
Theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện.
Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện.
Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện.
Và Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện tại địa phương.
Tần số vô tuyến điện (Hình từ Internet)
Cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện là cơ quan nào?
Theo Điều 6 Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 quy định về cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện như sau:
Cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện
Cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện là cơ quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện theo sự phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định trên, cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện là cơ quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cơ quan này có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện theo sự phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Những hành vi nào bị cấm khi sử dụng tần số vô tuyến điện?
Theo quy định tại Điều 9 Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 về những hành vi bị cấm như sau:
Những hành vi bị cấm
1. Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện nhằm chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; làm phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Sử dụng tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh vào mục đích khác.
3. Cản trở cơ quan, tổ chức, người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh.
4. Cố ý gây nhiễu có hại, cản trở trái pháp luật hoạt động của hệ thống thông tin vô tuyến điện.
5. Phá hoại cơ sở hạ tầng kỹ thuật vô tuyến điện; cản trở trái pháp luật việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật vô tuyến điện hợp pháp.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện.
Như vậy, hành vi bị cấm khi sử dụng tần số vô tuyến điện là những hành vi được quy định tại Điều 9 nêu trên.
Trong đó nghiêm cấm hành vi sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện nhằm chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; làm phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?