Cơ quan nào xây dựng kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương? Kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương được lập dựa trên các căn cứ nào?
Cơ quan nào xây dựng kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương?
Căn cứ vào Điều 18 Nghị định 93/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Sở Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất, quản lý nợ của chính quyền địa phương và có nhiệm vụ sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch vay, trả nợ 05 năm, hằng năm của chính quyền địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
b) Xây dựng chương trình quản lý nợ 03 của chính quyền địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân xin ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trước khi gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
c) Xây dựng phương án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, các khoản vay khác trong nước báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
d) Căn cứ dự toán chi ngân sách địa phương và nguồn tài chính của địa phương đã được cấp có thẩm quyền quyết định, thực hiện thanh toán nợ gốc, lãi, phí và các chi phí khác liên quan đến khoản vay của chính quyền địa phương;
đ) Thanh tra, kiểm tra các cơ quan, tổ chức về quản lý, sử dụng vốn vay của chính quyền địa phương.
2. Các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nợ của chính quyền địa phương từ khâu đề xuất các khoản vay, thực hiện vay, quản lý và sử dụng khoản vay theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, Sở Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất, quản lý nợ của chính quyền địa phương và là cơ quan xây dựng kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nợ của chính quyền địa phương từ khâu đề xuất các khoản vay, thực hiện vay, quản lý và sử dụng khoản vay.
Cơ quan nào xây dựng kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương?
Kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương được lập dựa trên các căn cứ nào?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 93/2018/NĐ-CP quy định về kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương như sau:
Kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương được lập dựa trên các căn cứ sau:
- Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch vay, trả nợ 05 năm giai đoạn trước của địa phương;
- Mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước trong Chiến lược quốc gia, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm; các chiến lược về tài chính, nợ công, cải cách hệ thống thuế; và những mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian 05 năm kế hoạch của địa phương; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đã được phê duyệt của địa phương;
- Dự báo tình hình kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến khả năng huy động và nhu cầu sử dụng các nguồn lực tài chính - ngân sách nhà nước của địa phương trong thời gian 05 năm kế hoạch;
- Quy định của pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước, bao gồm cả cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương; định hướng sửa đổi, bổ sung, ban hành mới trong thời gian 05 năm kế hoạch;
- Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch tài chính 05 năm.
Bên cạnh đó, kế hoạch vay, trả nợ 05 năm phải đáp ứng các yêu cầu tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 93/2018/NĐ-CP như sau:
- Phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội; các chiến lược về tài chính, nợ công, cải cách hệ thống thuế; mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội 05 năm kế hoạch của cả nước và của địa phương;
- Phù hợp với dự báo tình hình kinh tế - xã hội, khả năng cân đối nguồn thu ngân sách nhà nước, huy động và trả nợ, giới hạn an toàn tài chính quốc gia trong thời gian 05 năm kế hoạch; phù hợp với các nguyên tắc cân đối, quản lý phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, nguyên tắc quản lý an toàn nợ công, hạn mức dư nợ vay được phép của địa phương;
- Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, bố trí các khoản vay để thực hiện chương trình, dự án trong từng thời kỳ cụ thể;
- Công khai, minh bạch, hiệu quả.
Kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương có các nội dung gì?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 4 Nghị định 93/2018/NĐ-CP quy định về kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương như sau:
Kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương
...
4. Nội dung lập kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương:
a) Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ 05 năm giai đoạn trước, những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm;
b) Căn cứ yêu cầu lập kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của địa phương;
c) Các chỉ tiêu lập kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương gồm: Hạn mức vay, dư nợ vay của chính quyền địa phương (dư nợ so với hạn mức được vay); dự kiến vay, trả nợ;
d) Dự báo những rủi ro tác động đến các chỉ tiêu quản lý về nợ của chính quyền địa phương;
đ) Các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm đảm bảo an toàn, bền vững nợ của chính quyền địa phương.
Nội dung lập kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương gồm:
- Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ 05 năm giai đoạn trước, những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm;
- Căn cứ yêu cầu lập kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của địa phương;
- Các chỉ tiêu lập kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương gồm: Hạn mức vay, dư nợ vay của chính quyền địa phương (dư nợ so với hạn mức được vay); dự kiến vay, trả nợ;
- Dự báo những rủi ro tác động đến các chỉ tiêu quản lý về nợ của chính quyền địa phương;
- Các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm đảm bảo an toàn, bền vững nợ của chính quyền địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?