Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập?
- Chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công tại đâu?
- Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập?
- Thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập theo trình tự thủ tục nào?
Chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công tại đâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công
1. Hồ sơ trình thẩm định
Chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước đề nghị phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều này.
...
Chiếu theo quy định trên, tại khoản 5 Điều 7 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công
...
Thẩm quyền phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập
a) Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn 01 xã;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 xã trở lên thuộc một huyện;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn, trừ quy định tại điểm a, điểm b khoản này; phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên sau khi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.
Đối chiếu với các quy định trên, chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước đề nghị phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công nộp hồ sơ tại:
(1) Ủy ban nhân dân cấp xã đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn 01 xã;
(2) Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 xã trở lên thuộc một huyện;
(3) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn, trừ các trường hợp quy định tại khoản (1) và khoản (2) nêu trên; và đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên sau khi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.
Lưu ý: Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công bao gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập;
- Dự thảo phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập;
- Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;
- Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;
- Các tài liệu khác liên quan kèm theo (nếu có).
Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 114/2018/NĐ-CP thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập bao gồm:
(1) Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp xã;
(2) Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi cấp huyện tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập thủy lợi thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện cấp huyện tiếp nhận, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
(3) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập thủy lợi;
Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình vùng hạ du đập thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập theo trình tự thủ tục nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 114/2018/NĐ-CP thì việc thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập được thực hiện theo trình tự thủ tục như sau:
(1) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
(2) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?