Cơ quan nào thực hiện quản trị cơ sở hạ tầng Cổng Thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông? Có trách nhiệm ra sao?
- Cơ quan nào thực hiện quản trị cơ sở hạ tầng Cổng Thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông?
- Cơ quan thực hiện quản trị cơ sở hạ tầng Cổng Thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm ra sao?
- Trách nhiệm thực hiện các biện pháp kỹ thuật bảo đảm sự hoạt động an toàn của Cổng Thông tin điện tử như thế nào?
Cơ quan nào thực hiện quản trị cơ sở hạ tầng Cổng Thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông?
Theo khoản 2 Điều 4 Quy chế quản lý, cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 146/QĐ-BTTTT năm 2017 quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý, duy trì Cổng
1. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trực tiếp chỉ đạo hoạt động quản lý, cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Cổng, thành lập Ban Biên tập Cổng để thực hiện tiếp nhận, tổng hợp, biên tập, cập nhật, đăng tải thông tin và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng.
2. Trung tâm Thông tin có trách nhiệm quản lý thống nhất cơ sở hạ tầng, bảo đảm an toàn vận hành và duy trì hoạt động liên tục, thông suốt của Cổng.
3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị là chủ quản cổng/trang thông tin điện tử, hệ thống điều hành tác nghiệp nội bộ hoặc các hệ thống thông tin khác được kết nối, liên thông với Cổng chịu trách nhiệm về thông tin, dịch vụ công trực tuyến do đơn vị mình cung cấp hoặc tích hợp lên Cổng.
Theo đó, Trung tâm Thông tin có trách nhiệm quản lý thống nhất cơ sở hạ tầng, bảo đảm an toàn vận hành và duy trì hoạt động liên tục, thông suốt của Cổng Thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cơ quan nào thực hiện quản trị cơ sở hạ tầng Cổng Thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông? (Hình từ Internet)
Cơ quan thực hiện quản trị cơ sở hạ tầng Cổng Thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm ra sao?
Theo Điều 6 Quy chế quản lý, cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 146/QĐ-BTTTT năm 2017 quy định Trung tâm Thông tin thực hiện quản trị cơ sở hạ tầng Cổng có trách nhiệm:
- Tổ chức quản lý hạ tầng kỹ thuật và hoạt động các dịch vụ cơ bản của hệ thống Cổng;
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, chỉnh sửa, giám sát hoạt động Cổng, bảo đảm các điều kiện kỹ thuật về tính ổn định, tốc độ xử lý, hoạt động liên tục 24 giờ trong tất cả các ngày;
- Quy định, hướng dẫn, cảnh báo và thực hiện xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng Cổng.
Thông báo cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân biết tối thiểu trước 05 ngày làm việc khi bắt buộc phải tạm thời ngừng hoạt động của hệ thống Cổng vì lý do bảo trì, bảo dưỡng kỹ thuật.
- Hàng năm, rà soát, đề xuất phương án nâng cấp, chỉnh sửa Cổng cho phù hợp với nhu cầu thực tế và định hướng liên thông Chính phủ điện tử.
- Đề xuất phương án bổ sung, nâng cấp đường truyền, máy móc, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc thu thập, xử lý và cập nhật thông tin cho Cổng, bảo đảm khai thác hiệu quả hạ tầng công nghệ hiện có.
Trách nhiệm thực hiện các biện pháp kỹ thuật bảo đảm sự hoạt động an toàn của Cổng Thông tin điện tử như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 7 Quy chế quản lý, cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 146/QĐ-BTTTT năm 2017 quy định Trung tâm Thông tin chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp kỹ thuật bảo đảm sự hoạt động an toàn của Cổng như sau:
- Định kỳ thực hiện việc sao lưu dữ liệu ở mức người dùng và mức hệ thống (tối thiểu 02 lần/tuần) để nhanh chóng khôi phục lại hoạt động của hệ thống khi có xảy ra sự cố;
- Lập quy trình kiểm tra tính sẵn sàng, toàn vẹn thông tin của dữ liệu được sao lưu;
- Xây dựng và triển khai giải pháp hiệu quả chống lại các tấn công gây mất an toàn thông tin Cổng, phương án dự phòng khắc phục sự cố bảo đảm Cổng hoạt động liên tục ở mức tối đa;
- Bảo đảm an toàn thông tin mạng, an toàn dữ liệu, phòng, chống virus, mã độc;
- Quản lý quyền truy nhập của các cơ quan, đơn vị, cá nhân đúng thẩm quyền, chức năng;
- Thu hồi tài khoản liên quan đến Cổng đối với các tổ chức, cá nhân đã chấm dứt làm việc, cộng tác với Cổng;
- Định kỳ đánh giá rà soát, báo cáo mức độ nghiêm trọng các rủi ro do truy cập không hợp lệ, sử dụng trái phép tài khoản truy cập, mất, thay đổi hoặc phá hủy thông tin, hệ thống thông tin liên quan hoặc các nguy cơ mất an toàn thông tin khác đến Cổng ít nhất 01 lần/01 Quý;
- Xây dựng và thực hiện các quy trình nội bộ: bảo đảm an toàn thông tin Cổng, quản lý và vận hành Cổng, sao lưu và phục hồi hệ thống Cổng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?