Cơ quan nào thực hiện đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên cho công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng?
Cơ quan nào thực hiện đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên cho công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng?
Cơ quan thực hiện đăng ký hành nghề công chứng và cấp Thẻ công chứng viên cho công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng được quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Công chứng 2014 như sau:
Đăng ký hành nghề
1. Tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hành nghề cho công chứng viên của tổ chức mình tại Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động.
Văn phòng công chứng đăng ký hành nghề cho công chứng viên của mình khi thực hiện đăng ký hoạt động hoặc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng quy định tại Điều 23 và Điều 24 của Luật này.
Phòng công chứng đăng ký hành nghề cho công chứng viên của mình sau khi có quyết định thành lập Phòng công chứng hoặc khi bổ sung công chứng viên.
2. Sở Tư pháp thực hiện đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên cho công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên.
3. Khi công chứng viên không còn làm việc tại tổ chức hành nghề công chứng thì tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm thông báo cho Sở Tư pháp để xóa đăng ký hành nghề của công chứng viên. Công chứng viên không được ký văn bản công chứng kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động tại tổ chức hành nghề công chứng.
Như vậy, Sở Tư pháp là cơ quan thực hiện đăng ký hành nghề công chứng và cấp Thẻ công chứng viên cho công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng.
Cơ quan nào thực hiện đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên cho công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng? (Hình từ Internet)
Tuyển dụng công chứng viên hành nghề tại các phòng công chứng phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Công chứng 2014 như sau:
Hình thức hành nghề của công chứng viên
1. Các hình thức hành nghề của công chứng viên bao gồm:
a) Công chứng viên của các Phòng công chứng;
b) Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng;
c) Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng.
2. Việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chứng viên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức.
Việc ký và thực hiện hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về lao động.
Theo đó, việc tuyển dụng công chứng viên của các Phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức.
Và căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Viên chức 2010 thì khi tuyển dụng công chứng viên tại các Phòng công chứng phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật.
- Bảo đảm tính cạnh tranh.
- Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.
- Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
- Ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số.
Công chứng viên bị miễn nhiệm trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Công chứng 2014 thì công chứng viên bị miễn nhiệm trong những trường hợp sau:
(1) Phát hiện thiếu một trong những tiêu chuẩn của công chứng viên được quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014 như sau:
- Có bằng cử nhân luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng;
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
(2) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
(3) Kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác.
(4) Không hành nghề công chứng trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được bổ nhiệm công chứng viên hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên.
(5) Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng mà lý do tạm đình chỉ hành nghề công chứng vẫn còn.
(6) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm.
(7) Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc.
(8) Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
(9) Thuộc những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên theo quy định tại Điều 13 Luật Công chứng 2014 tại thời điểm được bổ nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?