Cơ quan nào thẩm quyền ra quyết định công nhận đảng viên chính thức? Và giới thiệu người vào đảng có bắt buộc là đảng viên chính thức không?

Con tôi được kết nạp Đảng trong trường đại học sau đó chuyển về sinh hoạt tại chi bộ nơi cư trú. Sau 12 tháng cháu được chi bộ xét công nhận chuyển đảng viên chính thức. Kết quả xét ở chi bộ và Đảng ủy phường cháu đều có kết quả 100% ý kiến đồng ý. Vậy cho hỏi ai có thẩm quyền ra quyết định công nhận Đảng viên chính thức?

Cơ quan nào có thẩm quyền xét công nhận đảng viên chính thức?

Căn cứ theo điểm 4.3.2 khoản 4.3 Mục 4 Quy định 29/QĐ-TW năm 2016 quy định thẩm quyền ra quyết định xét công nhận đảng viên chính thức như sau:

"4- Điều 5: Về thời hạn tổ chức lễ kết nạp đảng viên, xét công nhận đảng viên chính thức, tính tuổi đảng của đảng viên
[...] 4.3.2- Thẩm quyền quyết định kết nạp đảng viên và xét công nhận đảng viên chính thức.
a) Đảng ủy cơ sở được ủy quyền kết nạp đảng viên: Do tập thể đảng ủy cơ sở xem xét, quyết định.
b) Cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng, đảng ủy được giao quyền cấp trên cơ sở: Do ban thường vụ xem xét, quyết định.
c) Tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương: Do tập thể thường trực cấp ủy và các đồng chí ủy viên thường vụ là trưởng các ban đảng cùng cấp xem xét, quyết định.
d) Thẩm quyền quyết định kết nạp đảng viên và xét công nhận đảng viên chính thức trong Đảng bộ Quân đội và Đảng bộ Công an Trung ương: Bộ Chính trị có quy định riêng. [...]"

Trên đây là thẩm quyền ra quyết định công nhận đảng viên chính thức.

Đảng viên chính thức

Đảng viên chính thức (Hình từ Internet)

Giới thiệu người vào Đảng có bắt buộc phải là đảng viên chính thức không?

Căn cứ theo khoản 3.2 Mục 3 Quy định 29/QĐ-TW năm 2016 quy định như sau:

"3- Điều 4: Giới thiệu và kết nạp người vào Đảng
3.1- (Khoản 1): Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở; Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở xem xét, ra nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng.
3.2- (Khoản 2): Đảng viên giới thiệu người vào Đảng.
Là đảng viên chính thức, cùng công tác, lao động, học tập ít nhất 12 tháng với người được giới thiệu vào Đảng trong cùng một đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở.
Nếu đảng viên giới thiệu người vào Đảng chuyển đến đảng bộ, chi bộ cơ sở khác, bị kỷ luật hoặc vì lý do khác không thể tiếp tục theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng thì chi bộ phân công đảng viên chính thức khác theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng (không nhất thiết đảng viên đó cùng công tác, lao động, học tập với người vào Đảng ít nhất 12 tháng).
3.3- (Khoản 3): Vấn đề lịch sử chính trị và chính trị hiện nay của người vào Đảng thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.
3.4- (Khoản 4): Việc kết nạp người vào Đảng ở nơi chưa có đảng viên, chưa có chi bộ.
a) Cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng giao cho chi bộ có điều kiện thuận lợi nhất để phân công đảng viên chính thức tuyên truyền, giúp đỡ người vào Đảng. Khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn thì chi bộ nơi có đảng viên giúp đỡ người vào Đảng đang sinh hoạt làm thủ tục đề nghị kết nạp theo quy định.
b) Việc kết nạp đảng viên trong một số trường hợp đặc biệt thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.
3.5- Về kết nạp lại người vào Đảng
3.5.1- Người được xét kết nạp lại phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng.
b) Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xóa án tích), làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp ủy có thẩm quyền (huyện ủy và tương đương) xem xét, quyết định.
c) Thực hiện đúng các thủ tục nêu ở các Khoản 1, 2, 3 Điều 4 Điều lệ Đảng.
3.5.2- Đối tượng không xem xét kết nạp lại.
Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do: Tự bỏ sinh hoạt đảng; làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án vì tội tham nhũng; bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên.
3.5.3- Chỉ kết nạp lại một lần.
3.5.4- Những đảng viên được kết nạp lại phải trải qua thời gian dự bị."

Như vậy người giới thiệu vào Đảng bắt buộc là phải là đảng viên chính thức.

Có phải thẻ đảng viên chỉ phát cho đảng viên chính thức không?

Căn cứ theo khoản 6.1 Mục 6 Quy định 29/QĐ-TW năm 2016 quy định như sau:

"6- Điều 6: Phát thẻ và quản lý thẻ đảng viên, quản lý hồ sơ đảng viên và thủ tục chuyển sinh hoạt đảng
6.1- Phát thẻ và quản lý thẻ đảng viên.
a) Thẻ đảng viên được phát cho đảng viên chính thức, chi bộ tổ chức phát thẻ cho đảng viên trong kỳ sinh hoạt chi bộ gần nhất, sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.
b) Đảng viên được nhận thẻ đảng viên phải thực hiện đúng những quy định về sử dụng và bảo quản thẻ, khi mất hoặc làm hỏng thẻ phải báo cáo ngay với cấp ủy để xét cấp lại hoặc đổi thẻ đảng viên.
c) Cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng xem xét, ra quyết định phát thẻ đảng viên và quản lý sổ phát thẻ đảng viên; đảng viên thuộc Đảng bộ Ngoài nước do Đảng ủy Ngoài nước xem xét, ra quyết định.
d) Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương chỉ đạo và kiểm tra việc phát thẻ đảng viên.
đ) Ban Tổ chức Trung ương giúp Trung ương hướng dẫn, kiểm tra việc phát, quản lý thẻ đảng viên trong toàn Đảng.
e) Sử dụng thẻ đảng viên: Đảng viên sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết trong sinh hoạt đảng, trong đại hội đảng các cấp (trừ các trường hợp biểu quyết bằng phiếu kín)."

Như vậy thẻ đảng viên chỉ phát cho đảng viên chính thức.

Đảng viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quyết định 164-QĐ/TW về quy trình giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và đảng viên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý?
Pháp luật
Quyết định 165-QĐ/TW về quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền BCHTW Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư như thế nào?
Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuần 7 ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn viết Bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2024 của Đảng viên, cán bộ chi tiết như thế nào?
Pháp luật
Những điều Đảng viên không được làm theo quy định mới nhất là gì? Đảng viên vi phạm pháp luật bị kỷ luật thế nào?
Pháp luật
Đảng viên để được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì phải có sáng kiến kinh nghiệm? Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên thuộc về ai?
Pháp luật
Có miễn sinh hoạt đảng đối với đảng viên đi thăm người thân ở nước ngoài thời gian trên ba tháng hay không?
Pháp luật
Nữ Đảng viên tham gia đánh bạc dưới hình thức số đề nếu có nhiều chức vụ thì cách chức một chức vụ hay tất cả?
Pháp luật
Đảng viên dự bị khi vi phạm có bị xử lý kỷ luật Đảng không? Nếu có thì trình tự, thủ tục được quy định như thế nào?
Pháp luật
Quy định 69-QĐ/TW về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm? Hình thức kỷ luật Đảng viên là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đảng viên
4,555 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đảng viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào