Cơ quan nào phải báo cáo kết quả triển khai hoạt động chữ thập đỏ, xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục?

Cho anh hỏi, cơ quan nào phải thực hiện báo cáo kết quả triển khai hoạt động chữ thập đỏ, xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong các cơ sở giáo dục? Câu hỏi của anh Minh Đức tại Đồng Nai.

Cơ quan nào phải thực hiện báo cáo kết quả triển khai hoạt động chữ thập đỏ, xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 19/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Báo cáo kết quả triển khai các hoạt động chữ thập đỏ; xây dựng trường học an toàn; phòng, chống tai nạn, thương tích trong các cơ sở giáo dục
1. Nội dung yêu cầu báo cáo: Tình hình, kết quả triển khai các hoạt động Chữ Thập đỏ, xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích; kế hoạch triển khai các hoạt động Chữ Thập đỏ, xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích năm tiếp theo.
2. Đối tượng thực hiện, cơ quan nhận báo cáo và quy trình báo cáo:
a) Phòng GDĐT báo cáo Sở GDĐT;
b) Sở GDĐT báo cáo Bộ GDĐT.
...

Theo đó, nội dung yêu cầu báo cáo kết quả triển khai hoạt động chữ thập đỏ, xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục gồm:

- Tình hình, kết quả triển khai các hoạt động Chữ Thập đỏ, xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích;

- Kế hoạch triển khai các hoạt động Chữ Thập đỏ, xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích năm tiếp theo.

Phòng Giáo dục và Đào tạo báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo;

Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

báo cáo

Báo cáo kết quả triển khai các hoạt động chữ thập đỏ; xây dựng trường học an toàn; phòng, chống tai nạn, thương tích trong các cơ sở giáo dục (Hình từ Internet)

Phương thức gửi, nhận báo cáo kết quả triển khai hoạt động chữ thập đỏ, xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục như thế nào?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 10 Thông tư 19/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Báo cáo kết quả triển khai các hoạt động chữ thập đỏ; xây dựng trường học an toàn; phòng, chống tai nạn, thương tích trong các cơ sở giáo dục
...
3. Kỳ báo cáo: Báo cáo định kỳ hằng năm.
4. Phương thức gửi, nhận báo cáo: Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
...

Như vậy, phương thức gửi, nhận báo cáo kết quả triển khai hoạt động chữ thập đỏ, xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư 19/2020/TT-BGDĐT, cụ thể tùy theo điều kiện thực tế của cơ quan, tổ chức, cá nhân báo cáo được gửi theo một trong các phương thức sau:

- Báo cáo theo hình thức văn bản giấy được gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Giáo dục và Đào tạo; hoặc gửi qua fax;

- Báo cáo theo hình thức văn bản điện tử được gửi qua hệ thống thư điện tử, hệ thống quản lý hành chính điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hệ thống e-office), hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng (nếu có), các phương thức khác theo quy định của pháp luật;

- Báo cáo bằng phần mềm trên hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ theo lộ trình quy định của Chính phủ.

Thời gian chốt số liệu và thời hạn gửi báo cáo kết quả triển khai hoạt động chữ thập đỏ, xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục là khi nào?

Căn cứ theo khoản 5 và khoản 6 Điều 10 Thông tư 19/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Báo cáo kết quả triển khai các hoạt động chữ thập đỏ; xây dựng trường học an toàn; phòng, chống tai nạn, thương tích trong các cơ sở giáo dục
...
5. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của năm báo cáo.
6. Thời hạn gửi báo cáo:
a) Trường hợp báo cáo giấy:
- Phòng GDĐT gửi báo cáo đến Sở GDĐT trước ngày 17 tháng 12 hằng năm.
- Sở GDĐT gửi báo cáo đến Bộ GDĐT trước ngày 20 tháng tháng 12 hằng năm;
b) Trường hợp báo cáo qua Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ GDĐT, thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Thông tư này.
7. Mẫu đề cương báo cáo: Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo quy định trên, thời gian chốt số liệu báo cáo kết quả triển khai các hoạt động chữ thập đỏ, xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của năm báo cáo.

Thời hạn gửi báo cáo kết quả triển khai các hoạt động chữ thập đỏ, xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục như sau:

- Trường hợp báo cáo giấy:

+ Phòng Giáo dục và Đào tạo gửi báo cáo đến Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 17 tháng 12 hằng năm.

+ Sở Giáo dục và Đào tạo gửi báo cáo đến Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 20 tháng tháng 12 hằng năm;

- Trường hợp báo cáo qua Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Thông tư 19/2020/TT-BGDĐT, cụ thể:

+ Thời hạn các cơ quan, tổ chức gửi báo cáo là 03 ngày làm việc sau ngày chốt số liệu báo cáo;

+ Thời gian cho mỗi cấp tổng hợp thực hiện việc tổng hợp báo cáo là 03 ngày làm việc.

Mẫu đề cương báo cáo kết quả triển khai các hoạt động chữ thập đỏ, xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 19/2020/TT-BGDĐT: Tải về.

Hoạt động chữ thập đỏ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hoạt động chữ thập đỏ về trợ giúp nhân đạo là gồm những hoạt động nào? Việc trợ giúp nhân đạo bảo đảm nguyên tắc gì?
Pháp luật
Hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khỏe bao gồm những hoạt động nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Thanh niên, thiếu niên tham gia hoạt động Chữ thập đỏ trong trường học sẽ có những nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Hoạt động chữ thập đỏ là gì? Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động chữ thập đỏ về những nội dung gì?
Pháp luật
Kinh phí hoạt động chữ thập đỏ trong trường học được lấy từ kinh phí hoạt động của nhà trường hay của Hội Chữ thập đỏ?
Pháp luật
Hoạt động chữ thập đỏ trợ giúp thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn tại trường học như thế nào?
Pháp luật
Khi tham gia hoạt động chữ thập đỏ thì thanh thiếu niên sẽ có được quyền hạn gì? Cán bộ, giáo viên có nhiệm vụ nào trong hoạt động chữ thập đỏ?
Pháp luật
Cơ quan nào phải báo cáo kết quả triển khai hoạt động chữ thập đỏ, xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục?
Pháp luật
Hội chữ thập đỏ được phép thành lập các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để hỗ trợ cho những bệnh nhân gặp khó khăn hay không?
Pháp luật
Việc đẩy mạnh hoạt động chữ thập đỏ trong trường học nhằm mục đích gì theo quy định hiện nay? Những cấp trường học nào cần đẩy mạnh hoạt động chữ thập đỏ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động chữ thập đỏ
870 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động chữ thập đỏ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động chữ thập đỏ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào