Cơ quan nào là cơ quan đầu mối của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong việc tiếp nhận đơn thư do tập thể, cá nhân gửi đến Ủy ban?
- Cơ quan nào là cơ quan đầu mối của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong việc tiếp nhận đơn thư do tập thể, cá nhân gửi đến Ủy ban?
- Việc tiếp nhận đơn thư do tập thể, cá nhân gửi đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương được thực hiện ra sao?
- Đơn thư do tập thể, cá nhân gửi đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương được phân loại theo bao nhiêu tiêu chí?
Cơ quan nào là cơ quan đầu mối của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong việc tiếp nhận đơn thư do tập thể, cá nhân gửi đến Ủy ban?
Vụ Đơn thư (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 2 Quy định 13/QĐ-UBKTTW năm 2019 quy định đơn thư bao gồm đơn khiếu nại kỷ luật đảng; đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của các tập thể, cá nhân gửi đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Theo khoản 2 Điều 3 Quy định 13/QĐ-UBKTTW năm 2019 quy định như sau:
Nguyên tắc tiếp nhận, xử lý đơn thư, tiếp đảng viên và công dân
1. Việc tiếp nhận, xử lý đơn thư, tiếp đảng viên và công dân phải thực hiện theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đảm bảo tính khách quan, khoa học, chính xác, kịp thời.
2. Vụ Đơn thư là đầu mối của Ủy ban trong việc tiếp nhận, xử lý đơn thư, tiếp đảng viên và công dân; theo dõi, tổng hợp báo cáo công tác xử lý đơn thư, tiếp đảng viên và công dân.
Đơn thư gửi đến Ủy ban, Thành viên Ủy ban, các vụ, đơn vị và cán bộ, công chức thuộc Cơ quan Ủy ban phải được chuyển về Vụ Đơn thư để xử lý theo quy định (trừ đơn thư gửi Chủ nhiệm Ủy ban).
3. Khi nhận được đơn thư phải nghiên cứu kỹ, xử lý chặt chẽ và kịp thời chuyển đến tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
4. Việc xử lý đơn thư phải bằng văn bản và do người có thẩm quyền ký ban hành theo Quy chế làm việc của Ủy ban và Cơ quan Ủy ban.
5. Nghiêm cấm cán bộ, công chức thuộc Cơ quan Ủy ban không có trách nhiệm thực hiện việc tiếp nhận và xử lý đơn thư gửi đến Ủy ban.
Căn cứ quy định trên thì Vụ Đơn thư là đầu mối của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong việc tiếp nhận đơn thư.
Đơn thư gửi đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thành viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các vụ, đơn vị và cán bộ, công chức thuộc Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương phải được chuyển về Vụ Đơn thư để xử lý theo quy định (trừ đơn thư gửi Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương).
Việc tiếp nhận đơn thư do tập thể, cá nhân gửi đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương được thực hiện ra sao?
Theo Điều 4 Quy định 13/QĐ-UBKTTW năm 2019 quy định như sau:
Tiếp nhận đơn thư
1. Đơn thư do tập thể, cá nhân gửi qua đường bưu điện; đơn thư nhận trực tiếp qua công tác tiếp đảng viên và công dân phải được chuyển đến Vụ Đơn thư để đăng ký quản lý, nghiên cứu, xử lý theo quy định (trừ đơn thư gửi Chủ nhiệm Ủy ban). Vụ Đơn thư đóng dấu, đánh số thứ tự, ghi ngày, tháng, năm đến, vào sổ đăng ký quản lý, xử lý theo quy định.
2. Thành viên đoàn kiểm tra, giám sát của Ủy ban khi đang thực hiện nhiệm vụ được trực tiếp nhận đơn thư có nội dung liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát của Đoàn. Sau khi tiếp nhận, phải báo cáo Trưởng đoàn kiểm tra, giám sát để báo cáo Thường trực Ủy ban cho ý kiến chỉ đạo xử lý; đồng thời, thông báo bằng văn bản cho Vụ Đơn thư biết để theo dõi.
Theo đó, việc tiếp nhận đơn thư do tập thể, cá nhân gửi đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương được thực hiện như sau:
- Đơn thư do tập thể, cá nhân gửi qua đường bưu điện; đơn thư nhận trực tiếp qua công tác tiếp đảng viên và công dân phải được chuyển đến Vụ Đơn thư để đăng ký quản lý, nghiên cứu, xử lý theo quy định (trừ đơn thư gửi Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương).
Vụ Đơn thư đóng dấu, đánh số thứ tự, ghi ngày, tháng, năm đến, vào sổ đăng ký quản lý, xử lý theo quy định.
- Thành viên đoàn kiểm tra, giám sát của Ủy ban khi đang thực hiện nhiệm vụ được trực tiếp nhận đơn thư có nội dung liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát của Đoàn.
Sau khi tiếp nhận, phải báo cáo Trưởng đoàn kiểm tra, giám sát để báo cáo Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho ý kiến chỉ đạo xử lý; đồng thời, thông báo bằng văn bản cho Vụ Đơn thư biết để theo dõi.
Đơn thư do tập thể, cá nhân gửi đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương được phân loại theo bao nhiêu tiêu chí?
Theo Điều 5 Quy định 13/QĐ-UBKTTW năm 2019 quy định như sau:
Nghiên cứu và phân loại đơn thư
Đơn thư gửi đến Ủy ban phải được nghiên cứu và phân loại theo các tiêu chí sau:
1. Loại đơn thư.
2. Nội dung đơn thư.
3. Đối tượng bị tố cáo, khiếu nại, kiến nghị, phản ánh.
4. Thẩm quyền, thời hiệu giải quyết.
5. Đơn thư gửi trùng lặp, gửi nhiều nơi hoặc đang được xem xét giải quyết; đã được xem xét giải quyết và trả lời theo quy định.
6. Đơn thư có tên, do một hoặc nhiều người gửi ký tên, photo chữ ký, giấu tên, không rõ địa chỉ người gửi, đơn thư có ký tên đóng dấu của tổ chức, cơ quan, đơn vị.
7. Đơn thư đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho Ủy ban.
Theo đó, đơn thư do tập thể, cá nhân gửi đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương được phân loại theo 07 tiêu chí sau:
1. Loại đơn thư.
2. Nội dung đơn thư.
3. Đối tượng bị tố cáo, khiếu nại, kiến nghị, phản ánh.
4. Thẩm quyền, thời hiệu giải quyết.
5. Đơn thư gửi trùng lặp, gửi nhiều nơi hoặc đang được xem xét giải quyết; đã được xem xét giải quyết và trả lời theo quy định.
6. Đơn thư có tên, do một hoặc nhiều người gửi ký tên, photo chữ ký, giấu tên, không rõ địa chỉ người gửi, đơn thư có ký tên đóng dấu của tổ chức, cơ quan, đơn vị.
7. Đơn thư đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?