Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự theo quy định pháp luật?
Tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó sự cố tại Việt Nam có được ưu tiên xuất nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động cứu trợ?
Căn cứ vào Điều 38 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trong phòng thủ dân sự như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa tại Việt Nam có các quyền sau đây:
a) Được miễn thuế, lệ phí về nhập khẩu, xuất khẩu đối với trang thiết bị, hàng hóa phục vụ hoạt động cứu trợ khẩn cấp, tìm kiếm, cứu nạn theo quy định của pháp luật về thuế, lệ phí;
b) Đư rợ, tìm kiếm, cứu nạn theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa tại Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
a) Đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
b) Hoạt động đúng mục đích đã đăng ký, tuân thủ pháp luật Việt Nam.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam tham gia hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 36, Điều 37, khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa tại Việt Nam thì được ưu tiên xuất nhập khẩu hàng hóa, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cứu trợ, tìm kiếm, cứu nạn theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, tổ chức quốc tế cũng được miễn thuế, lệ phí về xuất nhập khẩu đối với trang thiết bị, hàng hóa phục vụ hoạt động cứu trợ khẩn cấp, tìm kiếm, cứu nạn theo quy định của pháp luật về thuế, lệ phí.
Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự?
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật Phòng thủ dân sự 2023 về trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong phòng thủ dân sự như sau:
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
Bộ Quốc phòng là đầu mối chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự; chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực quản lý;
2. Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các vấn đề liên ngành về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật;
3. Xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự, Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia; hướng dẫn Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương xây dựng kế hoạch, bảo đảm trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực được phân công trong phạm vi cả nước;
4. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện, diễn tập, bồi dưỡng kiến thức phòng thủ dân sự cho lực lượng phòng thủ dân sự trên lĩnh vực được phân công;
5. Hướng dẫn xây dựng các công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng gắn với thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ;
6. Tổ chức nghiên cứu, phổ biến, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến và hiện đại về phòng thủ dân sự;
7. Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự;
8. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng về phòng thủ dân sự thuộc phạm vi quản lý.
Như vậy, việc hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự do Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương thực hiện.
Nguyên tắc và nội dung hợp tác quốc tế trong phòng thủ dân sự gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Phòng thủ dân sự 2023 thì nguyên tắc và nội dung hợp tác quốc tế trong phòng thủ dân sự bao gồm:
(1) Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong phòng thủ dân sự bao gồm:
- Bảo đảm tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan;
- Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức quốc tế hợp tác trong phòng thủ dân sự;
- Mở rộng, phát triển đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ; phối hợp tìm kiếm, cứu nạn; đầu tư, xây dựng công trình phòng thủ dân sự.
(2) Nội dung hợp tác quốc tế trong phòng thủ dân sự bao gồm:
- Trao đổi thông tin, dự báo, cảnh báo sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh;
- Tìm kiếm, cứu nạn, cứu trợ nhân đạo;
- Hỗ trợ ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh;
- Đào tạo, huấn luyện, diễn tập, đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ, xây dựng công trình phòng thủ dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự được pháp luật quy định thế nào?
- Biên bản họp lớp là gì? Mẫu Biên bản họp lớp được sử dụng phổ biến? Tải về mẫu biên bản họp lớp?
- Viết đoạn văn kể về việc đã làm cùng người thân lớp 2 hay, chọn lọc? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Ngoài báo cáo tình hình tài chính, báo cáo tài chính của đơn vị kế toán còn bao gồm những báo cáo nào?
- Viết đoạn văn 5 đến 7 câu trình bày suy nghĩ của em về vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người lớp 9? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 9 là gì?