Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao?
- Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao?
- Việc hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao được thực hiện theo những nội dung nào?
- Trong trường hợp nào cơ quan có thẩm quyền Việt Nam được từ chối hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao?
Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 25/2014/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ Công an như sau:
Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan giúp Chính phủ tổ chức thực hiện và theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
2. Tổ chức, chỉ đạo Cơ quan chuyên trách trong Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
3. Chỉ đạo thực hiện công tác quản lý hành chính về an ninh, trật tự và phối hợp thanh tra, xử lý vi phạm đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vi phạm pháp luật có sử dụng công nghệ cao.
4. Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; đề xuất việc ký kết các điều ước quốc tế, chủ động ký kết các thỏa thuận quốc tế về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
5. Hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các biện pháp tổ chức, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao của Cơ quan chuyên trách; chủ trì, phối hợp với các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn chi tiết thi hành các nội dung có liên quan đến phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
Theo quy định trên, cơ quan có trách nhiệm thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao là Bộ Công an.
Cụ thể Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan giúp Chính phủ tổ chức thực hiện và theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
Phòng, chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao (Hình từ Internet)
Việc hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao được thực hiện theo những nội dung nào?
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 25/2014/NĐ-CP về nội dung hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao như sau:
Nội dung hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
1. Đề xuất việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về dẫn độ đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao; thực hiện việc tiếp nhận yêu cầu dẫn độ và tổ chức thi hành quyết định dẫn độ đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao; phối hợp thực hiện các hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
2. Ký kết và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực trao đổi thông tin và phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
3. Phối hợp phát hiện, ngăn chặn và điều tra, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Phối hợp thực hiện các yêu cầu về điều tra tội phạm liên quan đến lĩnh vực sử dụng công nghệ cao theo nguyên tắc có đi có lại với các nước.
5. Thu thập, nghiên cứu, trao đổi thông tin, kinh nghiệm phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
6. Phối hợp đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
...
Theo đó, việc hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao được thực hiện theo những nội dung được quy định tại Điều 16 nêu trên.
Trong trường hợp nào cơ quan có thẩm quyền Việt Nam được từ chối hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao?
Theo Điều 17 Nghị định 25/2014/NĐ-CP quy định về từ chối hợp tác quốc tế như sau:
Từ chối hợp tác quốc tế
Cơ quan được giao nhiệm vụ phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan của Việt Nam có quyền từ chối yêu cầu hợp tác khi các yêu cầu đó có nội dung gây phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước hoặc có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam được từ chối hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao trong những trường hợp sau:
+ Yêu cầu hợp tác quốc tế có nội dung gây phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước.
+ Yêu cầu hợp tác quốc tế có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?
- Mẫu quyết định bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần do ai bầu?
- Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy? Tải về Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy?
- Bài viết chào mừng ngày 9 1 kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh sinh viên? Ngày 9 1 1950 là ngày gì?
- Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì? Khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không?