Cơ quan nào có trách nhiệm quản trị rủi ro an toàn thông tin của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
- Bảo đảm an toàn thông tin là một trong những yêu cầu quan trọng đối với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đúng không?
- Cơ quan nào có trách nhiệm quản trị rủi ro an toàn thông tin của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
- Những thông tin nào về lựa chọn nhà thầu được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
Bảo đảm an toàn thông tin là một trong những yêu cầu quan trọng đối với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đúng không?
>> Mới nhất Tải Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Yêu cầu đối với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
1. Công khai, không hạn chế truy cập, tiếp cận đối với thông tin được đăng tải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
2. Nguồn thời gian của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được xác định theo quy định của pháp luật về nguồn thời gian chuẩn quốc gia.
3. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoạt động liên tục, thống nhất, ổn định, an toàn thông tin, có khả năng xác thực người dùng, bảo mật và toàn vẹn dữ liệu.
4. Thực hiện ghi lại thông tin và truy xuất được lịch sử các giao dịch trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
5. Bảo đảm nhà thầu, nhà đầu tư không thể gửi hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu.
6. Các thông tin về nhà thầu, nhà đầu tư được kết nối, chia sẻ từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin quản lý thuế, Hệ thống thông tin quản lý ngân sách, kho bạc và các hệ thống khác. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được kết nối với các Cổng thông tin điện tử, Hệ thống công nghệ thông tin khác để trao đổi, chia sẻ dữ liệu, thông tin phục vụ đấu thầu qua mạng và quản lý nhà nước về đấu thầu.
Theo đó, bảo đảm về an toàn thông tin là một trong những yêu cầu quan trọng đối với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Cơ quan nào có trách nhiệm quản trị rủi ro an toàn thông tin của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm quản trị rủi ro an toàn thông tin của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT như sau:
Trách nhiệm của Trung tâm và Doanh nghiệp dự án e-GP
1. Trung tâm có trách nhiệm:
a) Quản lý, giám sát vận hành Hệ thống, đảm bảo Hệ thống hoạt động ổn định, liên tục, an toàn, bảo mật;
b) Xây dựng tài liệu Hướng dẫn sử dụng; hỗ trợ tổ chức tham gia Hệ thống trong quá trình đăng ký, cung cấp, đăng tải thông tin và lựa chọn nhà thầu qua mạng;
c) Cung cấp các dịch vụ tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn tổ chức tham gia Hệ thống và triển khai các dịch vụ liên quan đến thông tin về đấu thầu, lựa chọn nhà thầu qua mạng;
d) Phối hợp với Doanh nghiệp dự án e-GP thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 52 của Luật Đấu thầu.
2. Doanh nghiệp dự án e-GP thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 52 của Luật Đấu thầu.
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 5 Điều 52 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Trách nhiệm của tổ chức vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
1. Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, bảo mật cơ sở dữ liệu của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
2. Bảo đảm tính toàn vẹn của các hồ sơ trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, ngăn chặn hành vi truy cập trái phép, thay thế hồ sơ bất hợp pháp.
3. Bảo đảm an toàn, an ninh, bảo mật cho người dùng và quản lý hồ sơ người dùng; có cơ chế ghi lại thông tin và truy xuất nguồn gốc thông tin theo thời gian, hành động trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
4. Xây dựng Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bảo đảm tương thích với các hệ thống khác; giao diện thân thiện, đáp ứng tiêu chuẩn trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
5. Quản trị rủi ro an toàn thông tin, an ninh mạng của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
6. Không được sử dụng các thông tin về dự án, dự án đầu tư kinh doanh, gói thầu, chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư và thông tin khác trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để phục vụ cho các mục đích không thuộc chức năng, nhiệm vụ của tổ chức vận hành Hệ thống.
7. Bảo đảm hệ thống phần cứng đáp ứng yêu cầu triển khai hoạt động đấu thầu.
8. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo các quy định trên thì Trung tâm và Doanh nghiệp dự án e-GP phải có trách nhiệm quản trị rủi ro an toàn thông tin, an ninh mạng của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Những thông tin nào về lựa chọn nhà thầu được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Đấu thầu 2023 thì những thông tin về lựa chọn nhà thầu được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia gồm:
(1) Thông tin về dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
(2) Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;
(3) Thông báo mời thầu;
(4) Danh sách ngắn;
(5) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và các nội dung sửa đổi, làm rõ hồ sơ (nếu có);
(6) Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng;
(7) Kết quả lựa chọn nhà thầu;
(8) Thông tin chủ yếu của hợp đồng;
(9) Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
(10) Thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu;
(11) Thông tin khác có liên quan.
Lưu ý: Những thông tin về lựa chọn nhà thầu đối với dự án, dự án đầu tư kinh doanh, gói thầu có chứa thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước thì không được phép đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?