Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm toán nợ công? Việc công bố thông tin về nợ công được thực hiện theo những hình thức nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến nợ công. Cho tôi hỏi cơ quan nào có trách nhiệm kiểm toán nợ công? Việc công bố thông tin về nợ công được thực hiện theo những hình thức nào? Câu hỏi của chị Ngọc Anh ở Bình Định.

Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm toán nợ công?

Theo Điều 58 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định về kiểm toán nợ công như sau:

Kiểm toán nợ công
1. Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 18 của Luật này.
2. Chủ chương trình, dự án có trách nhiệm ký hợp đồng kiểm toán với doanh nghiệp kiểm toán để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm và kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập.

Theo đó, cơ quan có trách nhiệm kiểm toán nợ công là Kiểm toán nhà nước.

Nợ công

Nợ công (Hình từ Internet)

Việc báo cáo thông tin về nợ công gồm những nội dung nào?

Căn cứ Điều 60 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định về báo cáo thông tin về nợ công như sau:

Báo cáo thông tin về nợ công
1. Hằng năm hoặc theo yêu cầu, Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước thông tin về nợ công, bao gồm:
a) Tình hình nợ công và việc thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công, bao gồm số liệu về dư nợ, cơ cấu nợ, chủ nợ, đồng tiền vay;
b) Tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ, của chính quyền địa phương và hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm;
c) Tình hình đàm phán, ký kết điều ước quốc tế về nợ công;
d) Tình hình cho vay lại, cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ, bao gồm các dự án vay lại, bảo lãnh Chính phủ gặp khó khăn trong trả nợ và Quỹ tích lũy trả nợ phải ứng trả thay chi tiết theo từng dự án;
đ) Tình hình quản lý, sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ, bao gồm số liệu dư đầu kỳ, thu, chi phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ;
e) Tình hình thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nợ công;
g) Các thông tin khác có liên quan.
2. Hằng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về nợ công theo phân công của Chính phủ.
3. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền thông tin về nợ công, bao gồm:
a) Tình hình nợ của chính quyền địa phương, bao gồm tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương, nghĩa vụ trả nợ và số dư nợ của chính quyền địa phương;
b) Tình hình triển khai thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn vay của chính quyền địa phương;
c) Việc quản lý, giám sát nợ của chính quyền địa phương;
d) Các thông tin khác có liên quan.

Theo đó, việc báo cáo thông tin về nợ công gồm những nội dung sau:

+ Tình hình nợ công và việc thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công, bao gồm số liệu về dư nợ, cơ cấu nợ, chủ nợ, đồng tiền vay.

+ Tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ, của chính quyền địa phương và hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm.

+ Tình hình đàm phán, ký kết điều ước quốc tế về nợ công.

+ Tình hình cho vay lại, cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ, bao gồm các dự án vay lại, bảo lãnh Chính phủ gặp khó khăn trong trả nợ và Quỹ tích lũy trả nợ phải ứng trả thay chi tiết theo từng dự án.

+ Tình hình quản lý, sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ, bao gồm số liệu dư đầu kỳ, thu, chi phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.

+ Tình hình thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nợ công.

+ Các thông tin khác có liên quan.

Việc công bố thông tin về nợ công được thực hiện theo những hình thức nào?

Theo quy định tại Điều 61 Luật Quản lý nợ công 2017 về công bố thông tin về nợ công như sau:

Công bố thông tin về nợ công
1. Các chỉ tiêu nợ, số liệu nợ công được công bố bao gồm:
a) Nợ Chính phủ, trong đó nợ nước ngoài theo từng bên cho vay; công cụ nợ của Chính phủ theo từng hình thức huy động;
b) Nợ của chính quyền địa phương bao gồm phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, vay từ ngân quỹ nhà nước, các khoản vay khác;
c) Nợ được Chính phủ bảo lãnh bao gồm dư nợ vay và khoản ứng từ Quỹ tích lũy trả nợ để trả nợ thay (nếu có).
2. Việc cung cấp và công bố thông tin về nợ công thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Thẩm quyền công bố thông tin về nợ công được quy định như sau:
a) Bộ Tài chính công bố thông tin về nợ công;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố thông tin về nợ chính quyền địa phương.
4. Hình thức công bố thông tin về nợ công bao gồm:
a) Trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Họp báo, thông cáo báo chí;
c) Bản tin nợ công.
5. Bản tin nợ công được Bộ Tài chính phát hành 06 tháng một lần bằng tiếng Việt và được dịch ra tiếng Anh dưới dạng ấn phẩm và dữ liệu trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
6. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan cho vay lại, cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính đối chiếu, xác nhận số liệu nợ công và các số liệu có liên quan.

Như vậy, việc công bố thông tin về nợ công được thực hiện theo những hình thức sau:

+ Trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Họp báo, thông cáo báo chí.

+ Bản tin nợ công.

Nợ công TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN NỢ CÔNG
Kế toán và kiểm toán về nợ công
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nợ công bao gồm những khoản nợ nào?
Pháp luật
Nợ công là gì? Ai có trách nhiệm báo cáo thông tin về nợ công? Công bố thông tin về nợ công ở đâu? Người dân có quyền biết thông tin về nợ công không?
Pháp luật
Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm toán nợ công? Việc công bố thông tin về nợ công được thực hiện theo những hình thức nào?
Pháp luật
Nợ công được quản lý dựa trên nguyên tắc nào? Nhà nước thực hiện quản lý rủi ro đối với nợ công như thế nào?
Pháp luật
Ai có quyền quyết định, điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm? Kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Báo cáo thông tin về nợ công gồm những nội dung gì, được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Những yếu tố nào của nợ công được công bố?
Pháp luật
Trong giai đoạn 2022-2024, dự kiến tổng mức vay nợ công của Chính phủ tối đa khoảng 2.044 nghìn tỷ đồng?
Pháp luật
Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022: Chính phủ dự kiến vay tối đa 673.546 tỷ đồng? Các nguồn vay đến từ đâu?
Pháp luật
Nợ công được phân loại như thế nào? Hạn mức bảo lãnh của Chính phủ trong việc vay và trả nợ công là bao nhiêu?
Pháp luật
Chỉ tiêu an toàn nợ công là gì? Chỉ tiêu an toàn nợ công gồm các chỉ tiêu nào? Chỉ tiêu an toàn nợ công được xây dựng dựa trên các căn cứ nào?
Pháp luật
Ai là người quyết định kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm? Nội dung kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm bao gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nợ công
923 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nợ công Kế toán và kiểm toán về nợ công

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nợ công Xem toàn bộ văn bản về Kế toán và kiểm toán về nợ công

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào