Cơ quan nào có thẩm quyền tiến hành hoạt động thanh tra đối với trường trung học phổ thông? Nội dung hoạt động thanh tra được quy định như thế nào?
Cơ quan nào có thẩm quyền thanh tra đối với trường trung học phổ thông?
Thanh tra trường học (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 9 Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT quy định về thẩm quyền, đối tượng thanh tra như sau:
"Điều 9. Thẩm quyền, đối tượng thanh tra
1. Thanh tra Bộ: Thanh tra chuyên ngành đối với các sở giáo dục và đào tạo; các đại học; học viện, trường đại học, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác; cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại Việt Nam.
2. Thanh tra sở: Thanh tra chuyên ngành đối với phòng giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt; trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp công lập của các Bộ, cơ quan ngang bộ đóng trên địa bàn) theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục; cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại địa phương."
Như vậy, ta thấy, thẩm quyền tiến hành hoạt động thanh tra đối với trường trung học phổ thông thuộc Thanh tra sở.
Hoạt động thanh tra trường trung học phổ thông thực hiện theo nguyên tắc và nội dung nào?
Hoạt động thanh tra đối với trường trung học phổ thông được tiến hành theo nguyên tắc và nội dung được quy định tại các Điều 2 và Điều 6 Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT như sau:
* Nguyên tắc hoạt động thanh tra chuyên ngành
- Tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
- Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức và cá nhân là đối tượng thanh tra.
- Tiến hành thường xuyên, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ về chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.
- Kết hợp giữa hoạt động thanh tra nhà nước, thanh tra nội bộ, kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục, đánh giá nhà giáo và hoạt động thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.
* Nội dung thanh tra chuyên ngành đối với trường trung học phổ thông
- Tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên bao gồm: ban hành văn bản quản lý nội bộ và phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng bộ máy tổ chức; thực hiện các quy định về công khai trong lĩnh vực giáo dục; công tác kiểm tra nội bộ và việc thực hiện các quy định về tổ chức và hoạt động theo Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
- Thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện nội dung, phương pháp giáo dục; việc quản lý, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục, thiết bị dạy học và đồ chơi trẻ em.
- Thực hiện quy chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học và các chế độ, chính sách đối với người học.
- Công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và thực hiện chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động khác.
- Công tác xã hội hóa giáo dục, quản lý dạy thêm, học thêm.
- Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; chấp hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục.
- Thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí, các nguồn lực tài chính khác.
- Thực hiện các quy định khác của pháp luật về giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên.
Căn cứ các quy định trên, ta thấy khi tiến hành hoạt động thanh tra đối với trường trung học phổ thông cần đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc và những nội dung nêu trên.
Thành lập đoàn thanh tra trường trung học phổ thông theo thủ tục nào?
Theo Điều 10 Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT quy định về việc thành lập đoàn thanh tra đối với trường trung học phổ thông như sau:
- Chánh Thanh tra Bộ, Chánh thanh tra sở ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra theo kế hoạch và thanh tra chuyên ngành đột xuất.
- Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra.
- Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra sở giáo dục và đào tạo ra quyết định phân công thanh tra viên thuộc phạm vi quản lý tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập.
- Nội dung quyết định thanh tra theo quy định tại Khoản 1, Điều 52 Luật Thanh tra. Nội dung quyết định phân công thanh tra viên tiến hành thanh tra độc lập theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.
Căn cứ vào tình hình và yêu cầu quản lý cụ thể, người ra quyết định thanh tra lựa chọn một số nội dung nêu tại Chương II Thông tư này để quyết định thanh tra đối với một đối tượng hoặc lựa chọn một nội dung để thanh tra chuyên đề đối với một số đối tượng khác nhau.
Như vậy, ta thấy hoạt động thanh tra đối với trường trung học phổ thông được thực hiện bởi Thanh tra sở theo nguyên tắc và nội dung thanh tra được pháp luật quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?