Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ trong trường hợp người được giám hộ chết?
- Người yêu cầu đăng ký chấm dứt giám hộ trong trường hợp người được giám hộ chết phải nộp những giấy tờ gì và trình tự thực hiện như thế nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký chấm dứt giám hộ trong trường hợp người được giám hộ chết?
- Việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp người được giám hộ chết có thể dẫn đến hậu quả gì?
Người yêu cầu đăng ký chấm dứt giám hộ trong trường hợp người được giám hộ chết phải nộp những giấy tờ gì và trình tự thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 22 Luật Hộ tịch 2014 quy định về đăng ký chấm dứt giám hộ như sau:
Đăng ký chấm dứt giám hộ
1. Người yêu cầu đăng ký chấm dứt giám hộ nộp tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ làm căn cứ chấm dứt giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc chấm dứt giám hộ đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc chấm dứt giám hộ vào Sổ hộ tịch, cùng người đi đăng ký chấm dứt giám hộ ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Theo đó, người yêu cầu đăng ký chấm dứt giám hộ nộp tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ làm căn cứ chấm dứt giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ trên nếu thấy việc chấm dứt giám hộ đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc chấm dứt giám hộ vào Sổ hộ tịch, cùng người đi đăng ký chấm dứt giám hộ ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Đăng ký chấm dứt giám hộ trong trường hợp người được giám hộ chết (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký chấm dứt giám hộ trong trường hợp người được giám hộ chết?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 62 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chấm dứt việc giám hộ như sau:
Chấm dứt việc giám hộ
1. Việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Người được giám hộ chết;
c) Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
d) Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.
2. Thủ tục chấm dứt việc giám hộ thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Căn cứ theo Điều 19 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ như sau:
Thẩm quyền đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ.
Theo đó, người được giám hộ chết thuộc một trong các trường hợp việc giám hộ chấm dứt.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ trong trường hợp người được giám hộ chết cho người yêu cầu.
Việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp người được giám hộ chết có thể dẫn đến hậu quả gì?
Căn cứ theo Điều 63 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả chấm dứt việc giám hộ như sau:
Hậu quả chấm dứt việc giám hộ
...
2. Trường hợp người được giám hộ chết thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế hoặc giao tài sản cho người quản lý di sản của người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ; nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
...
Theo đó, trường hợp người được giám hộ chết thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế hoặc giao tài sản cho người quản lý di sản của người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ.
Nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 trường hợp không được dạy thêm tổ chức dạy thêm theo Thông tư 29/2024 thế nào? Việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường được quy định ra sao?
- Hướng dẫn vào thi tracnghiem baoquangninh vn Tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh?
- Mâm ngũ quả là gì? Cúng mâm ngũ quả vào mùng mấy Tết Âm lịch? Tết Âm lịch nhằm ngày mấy Dương lịch?
- Làn đường là gì? Những lưu ý khi sử dụng làn đường từ năm 2025 dành cho người tham gia giao thông?
- Chỉ số DXY là gì? Thành phần tạo nên chỉ số DXY? Giao dịch ngoại tệ được thực hiện thông qua hình thức nào?