Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nghi ngờ giả mạo nhãn hiệu?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nghi ngờ giả mạo nhãn hiệu?
- Thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nghi ngờ giả mạo nhãn hiệu là bao lâu?
- Chi cục hải quan phải bồi thường thiệt hại cho chủ hàng hóa trong trường hợp nào?
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nghi ngờ giả mạo nhãn hiệu?
Thẩm quyền quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan được quy định tại khoản 1 Điều 103 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục chủ động tạm dừng làm thủ tục hải quan
1. Trong quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát và kiểm soát, nếu phát hiện căn cứ rõ ràng để nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, hàng hoá giả mạo chỉ dẫn địa lý, Chi cục Hải quan chủ động ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa đó.
2. Chi cục Hải quan phải thông báo ngay cho chủ thể quyền đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý nếu có thông tin liên hệ và cho người nhập khẩu hoặc người xuất khẩu về việc tạm dừng này.
...
Như vậy, theo quy định, trong quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát và kiểm soát, nếu phát hiện căn cứ rõ ràng để nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu thì Chi cục Hải quan có quyền chủ động ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa đó.
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nghi ngờ giả mạo nhãn hiệu? (Hình từ Internet)
Thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nghi ngờ giả mạo nhãn hiệu là bao lâu?
Thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan được quy định tại khoản 3 Điều 103 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục chủ động tạm dừng làm thủ tục hải quan
...
3. Thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan là 10 ngày kể từ ngày Chi cục Hải quan thông báo cho chủ thể quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trong thời gian tạm dừng làm thủ tục hải quan, Chi cục Hải quan quyết định tạm dừng có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Yêu cầu người nhập khẩu hoặc người xuất khẩu hoặc chủ thể quyền đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý (nếu có thông tin liên hệ) cung cấp tài liệu có liên quan đến hàng hóa (catalog, kết luận giám định, tài liệu từ nước ngoài, kết quả xử lý các vụ việc tương tự v.v...);
b) Lấy mẫu hoặc cho phép tổ chức, cá nhân có liên quan lấy mẫu để giám định hoặc giám định bổ sung, giám định lại tại tổ chức chuyên môn nghiệp vụ hải quan hoặc các tổ chức giám định khác theo quy định (nếu cần thiết);
c) Phối hợp, trao đổi với các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp khi có phát sinh tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý, thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm;
d) Báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Tổng cục Hải quan để chỉ đạo giải quyết kịp thời đối với những vụ việc phức tạp.
...
Như vậy, theo quy định, thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nghi ngờ giả mạo nhãn hiệu là 10 ngày kể từ ngày Chi cục Hải quan thông báo cho chủ thể quyền đối với nhãn hiệu.
Chi cục hải quan phải bồi thường thiệt hại cho chủ hàng hóa trong trường hợp nào?
Trường hợp Chi cục hải quan phải bồi thường thiệt hại được quy định tại khoản 6 Điều 103 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục chủ động tạm dừng làm thủ tục hải quan
...
b) Trường hợp người nộp đơn khởi kiện dân sự, cơ quan hải quan thực hiện theo ý kiến của Tòa án;
c) Trường hợp nhận được văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo về việc tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý, cơ quan hải quan tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng, trừ trường hợp cơ quan hải quan đã có quyết định thụ lý vụ việc theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính;
d) Trường hợp xác định hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Bộ luật Hình sự, cơ quan hải quan chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra, khởi tố theo quy định của pháp luật;
đ) Trường hợp cơ quan hải quan quyết định hàng hóa bị tạm dừng không phải là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, hàng hoá giả mạo chỉ dẫn địa lý, cơ quan hải quan tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng và thông báo cho các bên liên quan biết.
6. Trường hợp chủ động tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng, gây thiệt hại cho chủ hàng, Chi cục hải quan phải bồi thường thiệt hại cho chủ hàng và thanh toán các chi phí phát sinh theo quy định.
Như vậy, trường hợp chủ động tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng, gây thiệt hại cho chủ hàng thì Chi cục hải quan phải bồi thường thiệt hại cho chủ hàng và thanh toán các chi phí phát sinh theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?