Cơ quan nào có quyền ra quyết định cử công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài theo quy định?

Cơ quan quản lý trực tiếp cử công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài có những quyền gì? Cơ quan nào có quyền ra quyết định cử công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài theo quy định? Thắc mắc đến từ bạn Thanh Hữu ở Long Thành.

Cơ quan nào có quyền ra quyết định cử công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài?

Căn cứ khoản 3 Điều 18 Nghị định 86/2021/NĐ-CP quy định cụ thể:

Cử công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật
1. Cơ quan quản lý trực tiếp tạo điều kiện cho các cá nhân được tham gia các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật tại nước ngoài thông qua việc thúc đẩy hợp tác về giáo dục và nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục, các tổ chức khoa học công nghệ ở nước ngoài.
...
3. Cơ quan quản lý trực tiếp ra quyết định cử công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật. Trong trường hợp cơ quan quản lý trực tiếp không đủ thẩm quyền ra quyết định thì phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền để ra quyết định cử công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật.

Theo đó, cơ quan quản lý trực tiếp có quyền ra quyết định cử công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài.

Lưu ý: Trong trường hợp cơ quan quản lý trực tiếp không đủ thẩm quyền ra quyết định thì phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền để ra quyết định cử công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài.

Công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài

Công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài (Hình từ Internet)

Cơ quan quản lý trực tiếp cử công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài có trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 20 Nghị định 86/2021/NĐ-CP quy định cụ thể:

Quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý trực tiếp cử công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật
...
2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý trực tiếp cử công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật
a) Lựa chọn đúng người đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ và các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp để cử đi giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật tại nước ngoài;
b) Theo dõi quá trình làm việc của người được cử đi giảng dạy, người được cử đi nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật ở nước ngoài và tiếp nhận trở lại làm việc sau khi kết thúc chương trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật ở nước ngoài;
c) Thực hiện báo cáo về việc cử người đi giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật tại nước ngoài đối với cơ quan có thẩm quyền cử đi (nếu có) và theo quy định tạo Điều 28 Nghị định này.

Theo đó, cơ quan quản lý trực tiếp cử công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài có trách nhiệm như sau:

- Lựa chọn đúng người đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ và các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp để cử đi trao đổi học thuật tại nước ngoài;

- Theo dõi quá trình làm việc của người được cử đi trao đổi học thuật tại nước ngoài và tiếp nhận trở lại làm việc sau khi kết thúc chương trình trao đổi học thuật tại nước ngoài;

- Thực hiện báo cáo về việc cử người đi trao đổi học thuật tại nước ngoài đối với cơ quan có thẩm quyền cử đi (nếu có) và theo quy định tạo Điều 28 Nghị định này.

Cơ quan quản lý trực tiếp cử công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài có những quyền gì?

Tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 86/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý trực tiếp cử công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật
1. Quyền của cơ quan quản lý trực tiếp cử công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật
a) Thực hiện các quyền về hợp tác với nước ngoài theo quy định tại Điều 44 Luật Giáo dục đại học năm 2012, Điều 47 Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 và Điều 71 Luật Khoa học công nghệ năm 2013;
b) Tổ chức tạo nguồn, tuyển chọn, đào tạo và cử người đi giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật tại nước ngoài;
c) Yêu cầu người được cử đi giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật tại nước ngoài thực hiện các quy định của cơ quan hoặc các thỏa thuận giữa hai bên trước khi đi nước ngoài (nếu có);
d) Yêu cầu người được cứ đi giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật tại nước ngoài báo cáo kết quả làm việc trong quá trình ở nước ngoài.

Theo đó, cơ quan quản lý trực tiếp cử công dân Việt Nam trao đổi học thuật tại nước ngoài có những quyền sau:

- Thực hiện các quyền về hợp tác với nước ngoài theo quy định tại Điều 44 Luật Giáo dục đại học 2012, Điều 47 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và Điều 71 Luật Khoa học công nghệ 2013;

- Tổ chức tạo nguồn, tuyển chọn, đào tạo và cử người đi trao đổi học thuật tại nước ngoài;

- Yêu cầu người được cử đi trao đổi học thuật tại nước ngoài thực hiện các quy định của cơ quan hoặc các thỏa thuận giữa hai bên trước khi đi nước ngoài (nếu có);

- Yêu cầu người được cử đi trao đổi học thuật tại nước ngoài báo cáo kết quả làm việc trong quá trình ở nước ngoài.

Công dân Việt Nam
Trao đổi học thuật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn thủ tục đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài từ ngày 15/02/2024 theo Thông tư 06/2023/TT-BNG?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký nhận con nuôi đối với công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài hơn 06 tháng bao gồm những gì?
Pháp luật
Công dân Việt Nam được hưởng án treo thì có được phép cư trú tại khu vực biên giới đất liền không?
Pháp luật
Biểu mẫu sổ đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài mới nhất theo Thông tư 06/2023/TT-BNG?
Pháp luật
Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa quyền con người và quyền công dân? Công dân Việt Nam có các quyền cơ bản nào?
Pháp luật
Trao đổi học thuật là gì? Công dân Việt Nam từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự có được ra nước ngoài trao đổi học thuật không?
Pháp luật
Công dân Việt Nam có được mang theo vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài không? Có phải xin giấy phép mang vàng không?
Pháp luật
Yêu cầu cấp giấy xác nhận công dân Việt Nam ở trong nước đủ điều kiện nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi tại đâu?
Pháp luật
Công dân Việt Nam xuất cảnh qua cửa khẩu phụ thì phải có giấy tờ nào? Cá nhân hoạt động thương mại trong khu vực cửa khẩu có được tạm trú trong khu vực cửa khẩu không?
Pháp luật
Công dân Việt Nam được phép mang 2 quốc tịch không? Người Việt Nam ở nước ngoài khi trở về Việt Nam có được cấp căn cước công dân không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công dân Việt Nam
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
578 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công dân Việt Nam Trao đổi học thuật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: