Cơ quan nào chủ trì triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người khuyết tật? Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người khuyết tật tập trung vào những vấn đề gì ?
Phổ biến, giáo dục pháp luật dành cho người khuyết tật được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 20 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định về phổ biến, giáo dục dành cho người khuyết tật như sau:
“1. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho người khuyết tật tập trung vào các quy định pháp luật về quyền của người khuyết tật; chế độ, chính sách của Nhà nước, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc tạo điều kiện, hỗ trợ người khuyết tật và các quy định khác của pháp luật liên quan đến người khuyết tật.
2. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người khuyết tật được chú trọng thực hiện bằng hình thức, phương thức, phương tiện, tài liệu phù hợp với từng loại đối tượng người khuyết tật.
3. Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người khuyết tật; khuyến khích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho người khuyết tật.
4. Cơ quan lao động - thương binh và xã hội giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp chủ trì, phối hợp với tổ chức người khuyết tật các cấp, các cơ quan, tổ chức khác thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho người khuyết tật.”
Đối chiếu quy định trên, Anh/Chị muốn hỏi cơ quan chủ trì triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người khuyết tật sẽ là cơ quan lao động - thương binh và xã hội giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp chủ trì, phối hợp với tổ chức người khuyết tật các cấp, các cơ quan, tổ chức khác thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho người khuyết tật.
Giáo dục pháp luật
Quyền và nghĩa vụ người khuyết tật được pháp luật quy định ra sao?
Căn cứ Điều 4 Luật Người khuyết tật 2010 quy định quyền và nghĩa vụ người khuyết tật được pháp luật quy định sau đây:
Quyền của người khuyết tật
+ Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
+ Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
+ Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;
+ Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
-Người khuyết tật thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật.
Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người khuyết tật tập trung vào những vấn đề gì?
Căn cứ Điều 13 Luật Người khuyết tật 2010 quy định thông tin, truyền thông, giáo dục
"1. Thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật nhằm phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi về vấn đề khuyết tật; chống kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.
2. Nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật bao gồm:
a) Quyền, nghĩa vụ của người khuyết tật;
b) Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người khuyết tật;
c) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình đối với người khuyết tật;
d) Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật;
đ) Chống kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.
3. Thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, thiết thực; phù hợp với truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội.
4. Trách nhiệm thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật:
a) Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật;
b) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật cho nhân dân trên địa bàn địa phương;
c) Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm ưu tiên về dung lượng, vị trí đăng trên báo in, báo điện tử; về thời điểm, thời lượng phát sóng thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật trên đài phát thanh, đài truyền hình theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông."
Như vậy, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người khuyết tật tập trung vào những vấn đề như quyền, nghĩa vụ của người khuyết tật; Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người khuyết tật; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình đối với người khuyết tật; Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; Chống kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về thu hồi giấy phép xe tập lái từ 2025 theo Nghị định 160/2024 thế nào? Giấy phép xe tập lái và thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái ra sao?
- Mạng lưới tư vấn viên là gì? Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới tư vấn viên nhằm mục đích?
- Tải về mẫu bản án hình sự sơ thẩm mới, chuẩn pháp lý? Trường hợp Viện kiểm sát được kháng nghị bản án?
- Giá hợp đồng xây dựng theo chi phí cộng phí là gì? Điều kiện áp dụng giá hợp đồng xây dựng theo chi phí cộng phí?
- Tên gọi của hội cần phải bảo đảm những điều kiện nào? Tên gọi của hội được pháp luật quy định gồm những tên gọi nào?