Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong lĩnh vực dầu khí cho nhà thầu thực hiện hoạt động dầu khí?
Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong lĩnh vực dầu khí cho nhà thầu thực hiện hoạt động dầu khí?
Theo khoản 1 Điều 27 Luật Dầu khí 2022 quy định cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà thầu thực hiện hoạt động dầu khí như sau:
Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Trên cơ sở hợp đồng dầu khí đã được ký kết, Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà thầu thực hiện hoạt động dầu khí.
2. Nội dung chính của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Tên hợp đồng dầu khí, lô dầu khí, dự án dầu khí;
b) Mục tiêu và quy mô;
c) Địa điểm thực hiện;
d) Văn phòng điều hành;
đ) Các bên nhà thầu, tỷ lệ quyền lợi tham gia, người điều hành;
e) Cam kết tài chính tối thiểu của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí;
g) Trách nhiệm của nhà thầu về tài chính, kỹ thuật và tự chịu rủi ro;
h) Quyền của nhà thầu được thu hồi các chi phí từ sản lượng khai thác dầu khí theo quy định của hợp đồng dầu khí;
i) Thời hạn của hợp đồng dầu khí;
k) Ngày có hiệu lực của hợp đồng dầu khí.
3. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Như vậy, Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà thầu thực hiện hoạt động dầu khí dựa trên cơ sở hợp đồng dầu khí đã được ký kết.
Nội dung chính của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Dầu khí 2022 nêu trên.
Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong lĩnh vực dầu khí cho nhà thầu thực hiện hoạt động dầu khí? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong lĩnh vực dầu khí được tiến hành như thế nào?
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 45/2023/NĐ-CP có quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong lĩnh vực dầu khí như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành ký kết hợp đồng dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương 01 bộ hồ sơ gốc đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà thầu thực hiện hoạt động dầu khí. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với hợp đồng dầu khí đã ký cho nhà thầu thực hiện hoạt động dầu khí;
b) Bản gốc hợp đồng dầu khí đã được ký kết giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhà thầu.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà thầu và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đồng thời gửi bản chính đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp và cơ quan thuế.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhà thầu hoàn tất các nghĩa vụ của hợp đồng dầu khí hoặc ngày chấm dứt hiệu lực hợp đồng dầu khí theo quy định tại Điều 35 Luật Dầu khí tùy thuộc thời điểm nào đến muộn hơn, nhà thầu phải nộp lại các bản gốc, bản chính giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh (nếu có) cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để gửi Bộ Công Thương.
Theo đó, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong lĩnh vực dầu khí được tiến hành theo các bước sau đây:
Bước 1: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành ký kết hợp đồng dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương 01 bộ hồ sơ gốc đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà thầu thực hiện hoạt động dầu khí.
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với hợp đồng dầu khí đã ký cho nhà thầu thực hiện hoạt động dầu khí;
- Bản gốc hợp đồng dầu khí đã được ký kết giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhà thầu.
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà thầu và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đồng thời gửi bản chính đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp và cơ quan thuế.
Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhà thầu hoàn tất các nghĩa vụ của hợp đồng dầu khí hoặc ngày chấm dứt hiệu lực hợp đồng dầu khí tại Điều 35 Luật Dầu khí tùy thuộc thời điểm nào đến muộn hơn, nhà thầu phải nộp lại các bản gốc, bản chính giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh (nếu có) cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để gửi Bộ Công Thương.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động dầu khí gồm những hành vi nào?
Tại Điều 9 Luật Dầu khí 2022 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động dầu khí gồm:
- Thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Lợi dụng điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây ô nhiễm môi trường.
- Lợi dụng điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí để khai thác tài nguyên, khoáng sản khác.
- Cản trở các hoạt động hợp pháp trong điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí.
- Cố ý phá hoại tài sản, thiết bị, công trình dầu khí; hủy hoại mẫu vật, thông tin, dữ liệu thu được trong quá trình điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí.
- Cung cấp trái pháp luật mẫu vật, thông tin, dữ liệu thu được từ điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí.
- Tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?