Cơ quan lãnh sự là gì? Nơi đặt trụ sở cơ quan lãnh sự sẽ do Nước cử hay Nước tiếp nhận quyết định?

Em ơi cho anh hỏi: Cơ quan lãnh sự có nghĩa gì? Nơi đặt trụ sở cơ quan lãnh sự sẽ do Nước cử hay Nước tiếp nhận quyết định? Và cơ quan này có những chức năng gì? Đây là câu hỏi của anh Minh Nhật đến từ Đà Nẵng.

Cơ quan lãnh sự là gì?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 1 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:

"Cơ quan lãnh sự" có nghĩa là Tổng lãnh sự quán, Lãnh sự quán, Phó lãnh sự quán hoặc Đại lý lãnh sự quán;

Như vậy, cơ quan lãnh sự có nghĩa là Tổng lãnh sự quán, Lãnh sự quán, Phó lãnh sự quán hoặc Đại lý lãnh sự quán.

Quan hệ lãnh sự (Hình từ Internet)

Nơi đặt trụ sở cơ quan lãnh sự sẽ do Nước cử hay Nước tiếp nhận quyết định?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:

Việc thành lập một cơ quan lãnh sự
1. Chỉ khi được Nước tiếp nhận đồng ý mới có thể thành lập một cơ quan lãnh sự trên lãnh thổ Nước đó.
2. Nơi đặt trụ sở cơ quan lãnh sự, xếp hạng của cơ quan và khu vực lãnh sự do Nước cử quyết định và phải được Nước tiếp nhận chấp thuận.
3. Sau này, chỉ khi nào có sự đồng ý của Nước tiếp nhận, Nước cử mới được thay đổi nơi đặt trụ sở cơ quan lãnh sự, xếp hạng của cơ quan hay khu vực lãnh sự.
4. Việc một Tổng lãnh sự quán hoặc một Lãnh sự quán muốn mở một Phó lãnh sự quán hoặc một Đại lý lãnh sự quán tại một địa điểm nằm ngoài nơi mà cơ quan này được thành lập thì cũng phải được Nước tiếp nhận đồng ý.
5. Việc mở một văn phòng thuộc cơ quan lãnh sự hiện có ở ngoài nơi đặt trụ sở cơ quan lãnh sự đó thì cũng phải được Nước tiếp nhận đồng ý trước một cách rõ ràng.

Như vậy, nơi đặt trụ sở cơ quan lãnh sự sẽ do Nước cử quyết định và phải được Nước tiếp nhận chấp thuận.

Cơ quan lãnh sự có những chức năng gì?

Căn cứ theo Điều 5 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:

Chức năng lãnh sự
Các chức năng lãnh sự gồm có:
a) Bảo vệ tại Nước tiếp nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, pháp nhân và công dân Nước cử, trong phạm vi luật pháp quốc tế cho phép;
b) Phát triển quan hệ thương mại, kinh tế, văn hoá và khoa học giữa Nước cử và Nước tiếp nhận cũng như thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước phù hợp với các quy định của Công ước này;
c) Bằng mọi biện pháp hợp pháp, tìm hiểu tình hình và diễn biến trong đời sống thương mại, kinh tế, văn hoá và khoa học của Nước tiếp nhận, báo cáo tình hình đó về Chính phủ Nước cử và cung cấp thông tin cho những người quan tâm;
d) Cấp hộ chiếu và giấy tờ đi lại cho công dân Nước cử và cấp thị thực hoặc các giấy tờ thích hợp cho những người muốn đến Nước cử;
e) Giúp đỡ công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của Nước cử;
f) Hoạt động với tư cách là công chứng viên và hộ tịch viên và thực hiện những chức năng tương tự, cũng như thực hiện một số chức năng có tính chất hành chính, với điều kiện không trái với luật và quy định của Nước tiếp nhận;
g) Bảo vệ quyền lợi của công dân bao gồm cả thể nhân và pháp nhân của Nước cử trong trường hợp thừa kế di sản trên lãnh thổ Nước tiếp nhận, phù hợp với luật và quy định của Nước tiếp nhận;
h) Trong phạm vi luật và quy định của Nước tiếp nhận, bảo vệ quyền lợi của những vị thành niên và những người bị hạn chế năng lực hành vi là công dân Nước cử, đặc biệt trong trường hợp cần bố trí sự giám hộ hoặc đỡ đầu cho những người này;
i) Phù hợp với thực tiễn và thủ tục hiện hành ở Nước tiếp nhận, đại diện hoặc thu xếp việc đại diện thích hợp cho công dân Nước cử trước toàn án và các nhà chức trách khác của Nước tiếp nhận, nhằm đưa ra những biện pháp tạm thời phù hợp với luật và quy định của nước tiếp nhận để bảo vệ các quyền và lợi ích của các công dân đó, nếu vì vắng mặt hoặc vì một lý do nào khác, họ không thể kịp thời bảo vệ các quyền và lợi ích của họ;
j) Chuyển giao các tài liệu tư pháp và không tư pháp, hoặc thực hiện các uỷ thác tư pháp hoặc uỷ thác lấy lời khai cho các toà án ở Nước cử phù hợp với các điều ước quốc tế hiện hành, hoặc nếu không có những điều ước quốc tế như vậy thì theo bất cứ cách nào khác phù hợp với luật và quy định của Nước tiếp nhận;
k) Thực hiện quyền giám sát và thanh tra mà luật và quy định của Nước cử cho phép, đối với tàu thuỷ có quốc tịch Nước cử, tàu bay đăng ký ở Nước này, thuyền bộ và tổ bay;
l) Giúp đỡ tàu thuỷ và tàu bay nêu ở mục (k) của điều này, và giúp các thành viên của thuyền bộ và tổ bay trên các tàu thuỷ và tàu bay đó, nhận các lời khai về hành trình của tàu, kiểm tra và đóng dấu giấy tờ của tàu và không ảnh hưởng đến quyền hạn của nhà chức trách Nước tiếp nhận, tiến hành điều tra các sự kiện xảy ra trong hành trình của tàu và giải quyết các tranh chấp dưới bất cứ dạng nào giữa thuyền trưởng, các sĩ quan và thuỷ thủ trong phạm vi cho phép của luật và các quy định của Nước cử;
m) Thực hiện các chức năng khác do Nước cử giao cho cơ quan lãnh sự, nếu điều đó không bị luật và quy định của Nước tiếp nhận ngăn cấm hoặc không bị Nước tiếp nhận phản đối hoặc điều đó được quy định trong điều ước quốc tế hiện hành giữa Nước cử và Nước tiếp nhận.

Như vậy, cơ quan lãnh sự có những chức năng được quy định như trên.

Cơ quan lãnh sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thể thức bổ nhiệm và chấp thuận người đứng đầu cơ quan lãnh sự được xác định bởi những quy định của Nước cử hay Nước tiếp nhận?
Pháp luật
Nước cử có thể uỷ nhiệm cho một cơ quan lãnh sự đặt ở một nước nào đó thực hiện chức năng lãnh sự ở một nước khác không?
Pháp luật
Ngoài cơ quan lãnh sự được thực hiện chức năng lãnh sự thì còn có những cơ quan nào cũng được thực hiện các chức năng này?
Pháp luật
Việc mở một văn phòng thuộc cơ quan lãnh sự hiện có ở ngoài nơi đặt trụ sở cơ quan lãnh sự đó thì có cần sự đồng ý của Nước tiếp nhận không?
Pháp luật
Trong quan hệ lãnh sự giữa các nước thì việc thay đổi nơi đặt trụ sở của cơ quan lãnh sự có cần sự đồng ý của nước tiếp nhận không?
Pháp luật
Cơ quan lãnh sự là gì? Nơi đặt trụ sở cơ quan lãnh sự sẽ do Nước cử hay Nước tiếp nhận quyết định?
Pháp luật
Trong những trường hợp quan hệ lãnh sự giữa hai nước bị cắt đứt thì việc bảo vệ trụ sở và hồ sơ lưu trữ lãnh sự sẽ được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thay cho Giấy uỷ nhiệm lãnh sự của người đứng đầu cơ quan lãnh sự hoặc một văn kiện tương tự thì Nước cử có thể gửi cho Nước tiếp nhận một bản thông báo khác không?
Pháp luật
Cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu khi liên lạc với Chính phủ Nước mình có thể dùng giao thông viên lãnh sự không?
Pháp luật
Thư từ chính thức của cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu liên lạc với cơ quan ngoại giao của nước mình có phải bất khả xâm phạm không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ quan lãnh sự
5,519 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ quan lãnh sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ quan lãnh sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào