Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Tuyển khoáng Việt Nam là cơ quan nào? Cơ quan đó làm việc theo nguyên tắc nào?
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Tuyển khoáng Việt Nam là cơ quan nào?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Tuyển khoáng Việt Nam làm việc theo nguyên tắc nào?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Tuyển khoáng Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?
- Ban chấp hành Trung ương Hội Tuyển khoáng Việt Nam có các nhiệm vụ nào?
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Tuyển khoáng Việt Nam là cơ quan nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Điều lệ (sửa đổi) Hội Tuyển khoáng Việt Nam ban hành theo Quyết định 94/2005/QĐ-BNV, có quy định về Đại hội đại biểu toàn quốc như sau:
Đại hội đại biểu toàn quốc
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội đại biểu toàn quốc với nhiệm kỳ 5 năm. Đại hội họp bất thường khi có 1/2 số Ủy viên Ban chấp hành Trung ương hoặc hơn 2/3 số Chi hội yêu cầu.
2. Thành phần, số lượng dự Đại hội do Ban chấp hành Trung ương đương nhiệm của Hội quy định.
3. Đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội do tổ chức các cấp bầu ra và do BCH Trung ương Hội mời, số lượng đại biểu mời không quá 10% số đại biểu triệu tập.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Tuyển khoáng Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc với nhiệm kỳ 5 năm.
Hội Tuyển khoáng Việt Nam (Hình từ Internet)
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Tuyển khoáng Việt Nam làm việc theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Điều lệ (sửa đổi) Hội Tuyển khoáng Việt Nam ban hành theo Quyết định 94/2005/QĐ-BNV, có quy định về nguyên tắc tổ chức như sau:
Nguyên tắc tổ chức
1. Hội Tuyển khoáng Việt Nam được tổ chức theo Điều lệ của Hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và không trái với pháp luật; Hội được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chủ về tài chính và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội đều do bầu cử lập ra và làm việc trên nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
2. Tổ chức các cấp của Hội được quyền quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với Điều lệ Hội, các Nghị quyết của Trung ương Hội và pháp luật của Nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Tuyển khoáng Việt Nam làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Tuyển khoáng Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Điều lệ (sửa đổi) Hội Tuyển khoáng Việt Nam ban hành theo Quyết định 94/2005/QĐ-BNV, có quy định về nhiệm vụ của Đại hội đại biểu toàn quốc như sau:
Nhiệm vụ của Đại hội đại biểu toàn quốc
1. Thảo luận và thông qua báo cáo nhiệm kỳ công tác của BCH Trung ương Hội.
2. Quyết định mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ công tác của Hội trong 5 năm tới
3. Sửa đổi Điều lệ Hội (nếu có).
4. Bầu BCH Trung ương Hội, Ban Kiểm tra Hội.
5. Thông qua báo cáo tài chính của Hội.
6. Quyết định những vấn đề quan trọng về tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ, quyền hạn và các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Tuyển khoáng Việt Nam có các nhiệm vụ sau:
- Thảo luận và thông qua báo cáo nhiệm kỳ công tác của Ban Chấp hành Trung ương Hội.
- Quyết định mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ công tác của Hội trong 5 năm tới
- Sửa đổi Điều lệ Hội (nếu có).
- Bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội, Ban Kiểm tra Hội.
- Thông qua báo cáo tài chính của Hội.
- Quyết định những vấn đề quan trọng về tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ, quyền hạn và các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Hội.
Ban chấp hành Trung ương Hội Tuyển khoáng Việt Nam có các nhiệm vụ nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Điều lệ (sửa đổi) Hội Tuyển khoáng Việt Nam ban hành theo Quyết định 94/2005/QĐ-BNV, có quy định về Ban chấp hành Trung ương Hội như sau:
Ban chấp hành Trung ương Hội
1. Ban chấp hành Trung ương Hội là cơ quan lãnh đạo của Hội giữa 2 kỳ Đại hội. Số lượng ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội do Đại hội ấn định và trực tiếp bầu. Ban chấp hành Trung ương Hội họp định kỳ mỗi năm một lần.
2. Ban chấp hành Trung ương Hội có các nhiệm vụ:
a) Lãnh đạo tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội. Lãnh đạo công tác của Hội trong thời gian giữa 2 kỳ Đại hội.
b) Bầu Ban thường vụ, gồm: Chủ tịch, các phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các Ủy viên thường vụ. Số thành viên Ban thường vụ không quá 20% tổng số ủy viên Ban chấp hành Trung ương của Hội.
c) Khi cần thiết, có quyền bầu bổ sung một số ủy viên Trung ương mới nhưng số lượng không vượt quá 1/3 số ủy viên do Đại hội bầu ra.
3. Thể thức bầu các chức danh Ban lãnh đạo Hội do BCH Trung ương Hội quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban chấp hành Trung ương Hội Tuyển khoáng Việt Nam có các nhiệm vụ sau:
- Lãnh đạo tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội. Lãnh đạo công tác của Hội trong thời gian giữa 2 kỳ Đại hội.
- Bầu Ban thường vụ, gồm: Chủ tịch, các phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các Ủy viên thường vụ. Số thành viên Ban thường vụ không quá 20% tổng số ủy viên Ban chấp hành Trung ương của Hội.
- Khi cần thiết, có quyền bầu bổ sung một số ủy viên Trung ương mới nhưng số lượng không vượt quá 1/3 số ủy viên do Đại hội bầu ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?