Cơ quan kiểm tra kế toán có bao gồm Ủy ban nhân dân các cấp? Nội dung kiểm tra kế toán có cần được xác định trong quyết định kiểm tra?
Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán có bao gồm Uỷ ban nhân dân các cấp hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Luật Kế toán 2015 có quy định về kiểm tra kế toán cụ thể như sau:
Kiểm tra kế toán
1. Đơn vị kế toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền. Việc kiểm tra kế toán chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, trừ các cơ quan quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
2. Các cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán gồm:
a) Bộ Tài chính;
b) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán trong lĩnh vực được phân công phụ trách;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán tại địa phương do mình quản lý;
d) Đơn vị cấp trên quyết định kiểm tra kế toán đơn vị trực thuộc.
3. Các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán gồm:
a) Các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành về tài chính, Kiểm toán nhà nước, cơ quan thuế khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các đơn vị kế toán.
Theo quy định nêu trên, các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán bao gồm:
- Bộ Tài chính;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Đơn vị cấp trên quyết định kiểm tra kế toán đơn vị trực thuộc.
- Cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành về tài chính, Kiểm toán nhà nước, cơ quan thuế khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các đơn vị kế toán.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán chỉ bao gồm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đồng nghĩa, Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán.
Cơ quan kiểm tra kế toán có bao gồm Ủy ban nhân dân các cấp? Nội dung kiểm tra kế toán có cần được xác định trong quyết định kiểm tra? (Hình từ Internet).
Nội dung kiểm tra kế toán có cần được xác định trong quyết định kiểm tra không?
Theo quy định tại Điều 35 Luật Kế toán 2015 có quy định về nội dung kiểm tra kế toán cụ thể như sau:
Nội dung kiểm tra kế toán
1. Nội dung kiểm tra kế toán gồm:
a) Kiểm tra việc thực hiện nội dung công tác kế toán;
b) Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán;
c) Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán;
d) Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán.
2. Nội dung kiểm tra kế toán phải được xác định trong quyết định kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 34 của Luật này.
Như vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành về tài chính, Kiểm toán nhà nước, cơ quan thuế khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các đơn vị kế toán thì nội dung kiểm tra kế toán phải được xác định trong quyết định kiểm tra.
Theo đó, nội dung kiểm tra kế toán bao gồm:
- Kiểm tra việc thực hiện nội dung công tác kế toán;
- Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán;
- Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán;
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán.
Trường hợp nội dung kiểm tra phức tạp cần có thời gian để đánh giá thì có thể kéo dài thời gian kiểm tra kế toán theo quy định?
Căn cứ theo Điều 36 Luật Kế toán 2015 có quy định về thời gian kiểm tra kế toán cụ thể như sau:
Thời gian kiểm tra kế toán
Thời gian kiểm tra kế toán do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán quyết định nhưng không quá 10 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động. Trường hợp nội dung kiểm tra phức tạp, cần có thời gian để đánh giá, đối chiếu, kết luận, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán có thể kéo dài thời gian kiểm tra; thời gian kéo dài đối với mỗi cuộc kiểm tra không quá 05 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì thời gian kiểm tra kế toán do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán quyết định nhưng không quá 10 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động.
Bên cạnh đó, nếu nội dung kiểm tra phức tạp, cần có thời gian để đánh giá thì cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán có thể kéo dài thời gian kiểm tra.
Thời gian kéo dài đối với mỗi cuộc kiểm tra không quá 05 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?