Cơ quan Kiểm lâm vùng 3 trực thuộc Cục Kiểm lâm có nhiệm vụ tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho những đối tượng nào?
Phạm vi hoạt động của Cơ quan Kiểm lâm vùng 3 trực thuộc Cục Kiểm lâm gồm các tỉnh, thành phố nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 539/QĐ-KL-VP năm 2010 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Kiểm lâm vùng III là đơn vị trực thuộc Cục Kiểm lâm, có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng Cục Kiểm lâm quản lý nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và quản lý lâm sản; tổ chức các hoạt động dịch vụ công theo qui định của pháp luật.
2. Kiểm lâm vùng III có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định của pháp luật.
3. Trụ sở của Kiểm lâm vùng III đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phạm vi hoạt động của Kiểm lâm vùng III gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết chung là tỉnh): Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An, Bến Tre, Cần Thơ, Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng.
Như vậy, phạm vi hoạt động của Cơ quan Kiểm lâm vùng 3 trực thuộc Cục Kiểm lâm gồm các tỉnh, thành phố: Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An, Bến Tre, Cần Thơ, Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng
Phạm vi hoạt động của Cơ quan Kiểm lâm vùng 3 trực thuộc Cục Kiểm lâm gồm các tỉnh, thành phố nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan Kiểm lâm vùng 3 có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong việc nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ?
Căn cứ khoản 5 Điều 2 Quyết định 539/QĐ-KL-VP năm 2010 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Kiểm lâm vùng 3 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
....
5. Tham gia nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế theo chương trình, kế hoạch của Cục Kiểm lâm.
6. Tham gia tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quản lý lâm sản, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, quản lý động vật, thực vật hoang dã.
7. Hoạt động dịch vụ
a) Tư vấn, xây dựng phương án, dự án, công trình bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng;
b) Cung ứng các loại công cụ, trang thiết bị chuyên dùng về phòng cháy, chữa cháy rừng; sản xuất, cung ứng giống các loài động vật, thực vật rừng theo quy định của pháp luật.
....
Như vậy, trong việc nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, Cơ quan Kiểm lâm vùng 3 có các nhiệm vụ tham gia nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế theo chương trình, kế hoạch của Cục Kiểm lâm.
Cơ quan Kiểm lâm vùng 3 có nhiệm vụ bảo vệ rừng như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quyết định 539/QĐ-KL-VP năm 2010 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Kiểm lâm vùng 3 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Tham mưu cho Cục trưởng Cục Kiểm lâm về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản trong phạm vi được phân công:
a) Đề xuất và tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng kế hoạch hàng năm về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản; phương án phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn, chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật; chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản; công tác giao rừng, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp; công tác quản lý quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy; thống kê, kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp.
Như vậy, theo quy định, Cơ quan Kiểm lâm vùng 3 có nhiệm vụ troing công tác bảo vệ rừng như sau:
Tham mưu cho Cục trưởng Cục Kiểm lâm về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản trong phạm vi được phân công:
+ Đề xuất và tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
+ Xây dựng kế hoạch hàng năm về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản; phương án phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng;
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn, chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật; chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản;
+ Công tác giao rừng, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp; công tác quản lý quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy; thống kê, kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?