Cơ quan hải quan có quyền hạn và trách nhiệm gì trong việc kiểm tra giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?
- Cơ quan hải quan có quyền hạn và trách nhiệm như thế nào trong việc kiểm tra giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?
- Chủ sở hữu của hàng hóa có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có được tham gia vào quá trình xác minh, thu thập chứng cứ để xác định hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không?
- Cơ quan hải quan có được xử lý đối với những hàng hóa không có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi nhận thấy có dấu hiệu vi phạm không?
Cơ quan hải quan có quyền hạn và trách nhiệm như thế nào trong việc kiểm tra giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 13/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 13/2020/TT-BTC như sau:
Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan hải quan
1. Triển khai áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, tạm dừng làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hải quan, pháp luật thương mại và pháp luật sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa có nghi ngờ là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2. Giải thích, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên quan tuân thủ các quy định của Luật Hải quan, Luật Sở hữu trí tuệ và hướng dẫn tại Thông tư này. Thông báo bằng văn bản cho các tổ chức, cá nhân liên quan về kết quả giải quyết, xử lý vụ việc.
3. Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước, các lực lượng có chức năng chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong công tác đấu tranh, xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Yêu cầu cá nhân, tổ chức liên quan nộp, xuất trình các tài liệu, chứng từ có liên quan để giải trình, làm rõ những nghi vấn của cơ quan hải quan về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả.
5. Giải quyết khiếu nại của các tổ chức, cá nhân có liên quan về việc xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và việc áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan hải quan liên quan đến sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
6. Thực hiện chế độ báo cáo, lưu giữ tài liệu, hồ sơ có liên quan đến công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định hiện hành.
Như vậy, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan trong việc kiểm tra giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được quy định như sau:
+ Triển khai áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, tạm dừng làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hải quan, pháp luật thương mại và pháp luật sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa có nghi ngờ là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
+ Giải thích, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên quan tuân thủ các quy định của pháp luật. Thông báo bằng văn bản cho các tổ chức, cá nhân liên quan về kết quả giải quyết, xử lý vụ việc.
+ Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước, các lực lượng có chức năng chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong công tác đấu tranh, xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật hiện hành.
+ Yêu cầu cá nhân, tổ chức liên quan nộp, xuất trình các tài liệu, chứng từ có liên quan để giải trình, làm rõ những nghi vấn của cơ quan hải quan về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả.
+ Giải quyết khiếu nại về việc xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và việc áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Thực hiện chế độ báo cáo, lưu giữ tài liệu, hồ sơ có liên quan đến công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định hiện hành.
Cơ quan hải quan có quyền hạn và trách nhiệm gì trong việc kiểm tra giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ? (Hình từ Internet)
Chủ sở hữu của hàng hóa có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có được tham gia vào quá trình xác minh, thu thập chứng cứ để xác định hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 13/2015/TT-BTC như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân liên quan
1. Được cơ quan hải quan giữ bí mật các thông tin thương mại đã cung cấp cho cơ quan hải quan, trừ các trường hợp phải cung cấp cho các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật.
2. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu của hàng hóa bị giả mạo quyền sở hữu trí tuệ hoặc người đại diện theo ủy quyền hợp pháp được tham gia cùng với cơ quan hải quan vào các hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát, xác minh, thu thập chứng cứ xác định hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, quá trình xử lý hàng hóa, tang vật vi phạm, trừ trường hợp cần thiết bảo vệ bí mật thương mại, bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, chủ sở hữu hàng hóa có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có quyền tham gia phối hợp cùng với cơ quan hải quan vào hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ đối với hàng hóa của mình bị xâm phạm, giả mạo quyền sở hữu trí tuệ.
Cơ quan hải quan có được xử lý đối với những hàng hóa không có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi nhận thấy có dấu hiệu vi phạm không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 13/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 13/2020/TT-BTC như sau:
Xử lý đối với hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
...
2. Trường hợp không có thông tin yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhưng trong quá trình làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan phát hiện hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa (đối với trường hợp chưa kiểm tra thực tế hàng hóa), lấy mẫu hoặc chụp ảnh hàng hóa và căn cứ kết quả kiểm tra để quyết định thông quan hàng hóa hoặc tạm giữ hàng hóa để xử lý theo quy định.
Như vậy, trong trường hợp không có thông tin yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối nhưng trong quá trình làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan phát hiện hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa, lấy mẫu hoặc chụp ảnh hàng hóa và căn cứ kết quả kiểm tra để quyết định thông quan hàng hóa hoặc tạm giữ hàng hóa để xử lý theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hiệu trưởng trường đại học cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Hiệu trưởng trường đại học có phải là người cấp bằng đại học?
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?