Cơ quan được sử dụng ngân sách nhà nước bảo đảm tài chính để thi hành án trong trường hợp nào? Mức bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án được xác định ra sao?
Cơ quan được sử dụng ngân sách nhà nước bảo đảm tài chính để thi hành án trong trường hợp nào?
Cơ quan được sử dụng ngân sách nhà nước bảo đảm tài chính để thi hành án trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 4 Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BTP-BTC quy định như sau:
Phạm vi bảo đảm tài chính để thi hành án
1. Ngân sách nhà nước bảo đảm tài chính để thi hành án trong các trường hợp sau:
a) Đối với nghĩa vụ thanh toán bằng tiền được xác định trong bản án, quyết định, bao gồm nghĩa vụ bằng tiền mặt, nghĩa vụ bằng tài sản nếu bản án, quyết định đã quy ra thành tiền.
b) Đối với nghĩa vụ được xác định trong bản án, quyết định là nghĩa vụ giao tài sản nhưng tài sản phải giao bị giảm giá trị hoặc tài sản phải giao không còn sau khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
2. Trường hợp nghĩa vụ thi hành án của cơ quan, tổ chức phát sinh do người thi hành công vụ gây ra và đã được giải quyết theo trình tự, thủ tục bồi thường nhà nước thì việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
Theo đó, cơ quan được sử dụng ngân sách nhà nước bảo đảm tài chính để thi hành án trong trường hợp sau đây:
– Đối với nghĩa vụ thanh toán bằng tiền được xác định trong bản án, quyết định, bao gồm nghĩa vụ bằng tiền mặt, nghĩa vụ bằng tài sản nếu bản án, quyết định đã quy ra thành tiền.
– Đối với nghĩa vụ được xác định trong bản án, quyết định là nghĩa vụ giao tài sản nhưng tài sản phải giao bị giảm giá trị hoặc tài sản phải giao không còn sau khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Mức bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án được xác định ra sao?
Theo Điều 6 Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BTP-BTC quy định như sau:
Mức bảo đảm tài chính để thi hành án
Mức bảo đảm tài chính để thi hành án do người có thẩm quyền quyết định được xác định như sau:
a) Mức bảo đảm tài chính để thi hành án là phần còn lại của nghĩa vụ thi hành án sau khi cơ quan, tổ chức phải thi hành án đã áp dụng các biện pháp tài chính được quy định tại Điều 2 Thông tư này để thanh toán nghĩa vụ thi hành án.
b) Trường hợp cơ quan, tổ chức phải thi hành án không có khả năng áp dụng các biện pháp tài chính quy định tại Điều 2 Thông tư này để thực hiện nghĩa vụ thi hành án thì mức bảo đảm tài chính để thi hành án là toàn bộ nghĩa vụ phải thi hành án.
Theo đó, mức bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án do người có thẩm quyền quyết định được xác định như sau:
– Mức bảo đảm tài chính để thi hành án là phần còn lại của nghĩa vụ thi hành án sau khi cơ quan, tổ chức phải thi hành án đã áp dụng các biện pháp tài chính để thanh toán nghĩa vụ thi hành án.
– Trường hợp cơ quan, tổ chức phải thi hành án không có khả năng áp dụng các biện pháp tài chính để thực hiện nghĩa vụ thi hành án thì mức bảo đảm tài chính để thi hành án là toàn bộ nghĩa vụ phải thi hành án.
Căn cứ vào đâu để xác định mức bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án?
Theo Điều 5 Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BTP-BTC quy định như sau:
Xác định nghĩa vụ phải thi hành án
Nghĩa vụ phải thi hành án là căn cứ tính mức bảo đảm tài chính để thi hành án và được xác định như sau:
1. Khoản tiền, nghĩa vụ giao tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
Nghĩa vụ phải thi hành án trong trường hợp tài sản bị giảm sút giá trị hoặc giá trị của tài sản trong trường hợp tài sản phải giao không còn, thì giá trị giảm sút hoặc giá trị của tài sản phải giao được xác định như sau:
a) Giá trị trong văn bản thẩm định giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá do cơ quan thi hành án dân sự ký hợp đồng thẩm định giá nếu các bên đương sự không thỏa thuận được việc thanh toán bằng tiền đối với tài sản là vật cùng loại hoặc thỏa thuận thanh toán bằng tiền cao hơn giá trị trong văn bản thẩm định giá.
b) Giá trị thỏa thuận của các bên đương sự trong trường hợp giá trị thỏa thuận thấp hơn giá trị xác định trong văn bản thẩm định giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá do cơ quan thi hành án dân sự ký hợp đồng thẩm định giá.
2. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án với nhiều người được thi hành án trong một bản án, quyết định hoặc phải thực hiện nhiều nghĩa vụ thi hành án trong nhiều bản án, quyết định khác nhau, thì nghĩa vụ phải thi hành án là tổng các nghĩa vụ thi hành án mà cơ quan, tổ chức phải thi hành án phải thực hiện.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì cách tính mức bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án được căn cứ vào nghĩa vụ phải thi hành án và được xác định như sau:
(1) Khoản tiền, nghĩa vụ giao tài sản
Nghĩa vụ phải thi hành án trong trường hợp tài sản bị giảm sút giá trị hoặc giá trị của tài sản trong trường hợp tài sản phải giao không còn, thì giá trị giảm sút hoặc giá trị của tài sản phải giao được xác định như sau:
– Giá trị trong văn bản thẩm định giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá do cơ quan thi hành án dân sự ký hợp đồng thẩm định giá nếu các bên đương sự không thỏa thuận được việc thanh toán bằng tiền đối với tài sản là vật cùng loại hoặc thỏa thuận thanh toán bằng tiền cao hơn giá trị trong văn bản thẩm định giá.
– Giá trị thỏa thuận của các bên đương sự trong trường hợp giá trị thỏa thuận thấp hơn giá trị xác định trong văn bản thẩm định giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá do cơ quan thi hành án dân sự ký hợp đồng thẩm định giá.
(2) Trong trường hợp cơ quan, tổ chức phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án với nhiều người được thi hành án trong một bản án, quyết định hoặc phải thực hiện nhiều nghĩa vụ thi hành án trong nhiều bản án, quyết định khác nhau, thì nghĩa vụ phải thi hành án là tổng các nghĩa vụ thi hành án mà cơ quan, tổ chức phải thi hành án phải thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?