Cơ quan điều tra vụ việc phòng vệ thương mại do ai thành lập? Cơ quan điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Cơ quan điều tra vụ việc phòng vệ thương mại do ai thành lập?
Theo khoản 1 Điều 73 Luật Quản lý ngoại thương 2017 về Cơ quan điều tra vụ việc phòng vệ thương mại như sau:
Cơ quan điều tra
1. Cơ quan điều tra do Chính phủ thành lập thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.
...
Theo quy định Cơ quan điều tra vụ việc phòng vệ thương mại do Chính phủ thành lập thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.
Cơ quan điều tra vụ việc phòng vệ thương mại có các nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Theo khoản 2 Điều 73 Luật Quản lý ngoại thương 2017 về nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan điều tra vụ việc phòng vệ thương mại như sau:
Cơ quan điều tra
...
2. Cơ quan điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và thông báo hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ, tài liệu;
b) Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định điều tra hoặc không điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
c) Tổ chức điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; điều tra hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
d) Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; thay đổi biện pháp phòng vệ thương mại trên cơ sở kết luận điều tra và kết luận rà soát;
đ) Tiến hành rà soát biện pháp phòng vệ thương mại;
e) Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương chấm dứt điều tra, chấm dứt áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
g) Chủ trì tham gia giải quyết tranh chấp tại các cơ chế song phương và đa phương trong việc điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị nước ngoài điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
h) Chủ trì hỗ trợ, ứng phó các vụ việc do nước ngoài điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam;
i) Chủ trì xây dựng phương án và đàm phán bồi thường trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam;
k) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện biện pháp phòng vệ thương mại của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
l) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Thủ trưởng Cơ quan điều tra do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo Cơ quan điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan điều tra.
Theo đó, Cơ quan điều tra vụ việc phòng vệ thương mại có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và thông báo hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ, tài liệu;
- Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định điều tra hoặc không điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
- Tổ chức điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; điều tra hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
- Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; thay đổi biện pháp phòng vệ thương mại trên cơ sở kết luận điều tra và kết luận rà soát;
- Tiến hành rà soát biện pháp phòng vệ thương mại;
- Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương chấm dứt điều tra, chấm dứt áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
- Chủ trì tham gia giải quyết tranh chấp tại các cơ chế song phương và đa phương trong việc điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị nước ngoài điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
- Chủ trì hỗ trợ, ứng phó các vụ việc do nước ngoài điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam;
- Chủ trì xây dựng phương án và đàm phán bồi thường trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam;
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện biện pháp phòng vệ thương mại của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Cơ quan điều tra vụ việc phòng vệ thương mại do ai thành lập? Cơ quan điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn gì? (Hình từ internet)
Trường hợp nào phải chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại?
Theo Điều 71 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chấm dứt điều tra trong các trường hợp sau đây:
Chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại
Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chấm dứt điều tra trong các trường hợp sau đây:
1. Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tự nguyện rút hồ sơ;
2. Kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra xác định không có thiệt hại hoặc không đe dọa gây ra thiệt hại của ngành sản xuất trong nước hoặc không ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
3. Kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra có một trong các nội dung sau đây:
a) Hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam không bị bán phá giá, không được trợ cấp hoặc không nhập khẩu quá mức;
b) Không có thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại khoản 2 Ðiều 69 của Luật này;
c) Không có mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp, nhập khẩu quá mức với thiệt hại, đe dọa gây ra thiệt hại của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
4. Cơ quan điều tra đạt được thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của nước có hàng hóa bị cáo buộc được trợ cấp nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam về dỡ bỏ trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?