Cơ quan điều tra phát hiện dấu hiệu phạm tội nhưng chưa xác định được thẩm quyền điều tra thì được phép áp dụng các hoạt động điều tra không?
- Cơ quan điều tra phát hiện dấu hiệu phạm tội nhưng chưa xác định được thẩm quyền điều tra thì được phép áp dụng các hoạt động điều tra không?
- Cơ quan điều tra được quyền ủy thác cho một cơ quan điều tra khác tiến hành hoạt động điều tra hay không?
- Ai có thẩm quyền phân công điều tra viên tiến hành điều tra vụ án hình sự?
Cơ quan điều tra phát hiện dấu hiệu phạm tội nhưng chưa xác định được thẩm quyền điều tra thì được phép áp dụng các hoạt động điều tra không?
Theo quy định tại Điều 40 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về quan hệ giữa các cơ quan điều tra và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như sau:
Quan hệ giữa các cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra
1. Quan hệ giữa các cơ quan Điều tra, giữa Cơ quan Điều tra với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra, giữa các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra là quan hệ phân công và phối hợp.
2. Cơ quan Điều tra có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra đối với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra phải thực hiện yêu cầu bằng văn bản của Cơ quan Điều tra.
3. Cơ quan Điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ vụ án do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra chuyển giao theo thẩm quyền và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đã chuyển giao hồ sơ vụ án.
4. Đối với sự việc có dấu hiệu phạm tội mà chưa xác định rõ thẩm quyền Điều tra thì Cơ quan Điều tra nào phát hiện trước phải áp dụng ngay các hoạt động Điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này; khi đã xác định được thẩm quyền Điều tra thì chuyển vụ án cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
5. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra sau khi khởi tố vụ án hình sự, áp dụng biện pháp ngăn chặn theo thẩm quyền phải gửi ngay các quyết định đó cho Viện kiểm sát và thông báo cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền biết.
6. Các đơn vị Cảnh sát nhân dân, An ninh nhân dân, Kiểm soát quân sự có trách nhiệm hỗ trợ và thực hiện yêu cầu của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra, Điều tra viên và của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra trong hoạt động Điều tra.
Có thể thấy, căn cứ vào khoản 4 Điều này, bất kỳ cơ quan điều tra nào phát hiện sự việc có dấu hiệu phạm tội mà chưa xác định được thẩm quyền điều tra cụ thể thuộc về cơ quan nào thì vẫn phải áp dụng các hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, cơ quan nào phát hiện trước thì cần áp dụng ngay.
Sau đó, khi đã xác định được thẩm quyền điều tra cụ thể thuộc về cơ quan nào thì tiến hành chuyển vụ án cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Cơ quan điều tra phát hiện dấu hiệu phạm tội nhưng chưa xác định được thẩm quyền điều tra thì được phép áp dụng các hoạt động điều tra không?
Cơ quan điều tra được quyền ủy thác cho một cơ quan điều tra khác tiến hành hoạt động điều tra hay không?
Tại Điều 41 Luật Tổ chức cơ quan điều tra 2015 quy định về vấn đề ủy thác điều tra như sau:
Uỷ thác Điều tra
Khi cần thiết, Cơ quan Điều tra có thể uỷ thác cho Cơ quan Điều tra khác tiến hành một số hoạt động Điều tra. Quyết định uỷ thác phải ghi rõ yêu cầu cụ thể. Cơ quan Điều tra được uỷ thác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ những việc được uỷ thác theo thời hạn mà Cơ quan Điều tra uỷ thác yêu cầu.
Trong trường hợp Cơ quan Điều tra được uỷ thác không thể thực hiện được từng phần hoặc toàn bộ những việc uỷ thác thì phải thông báo ngay bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Cơ quan Điều tra đã uỷ thác biết.
Theo đó, cơ quan điều tra có quyền ủy thác cho cơ quan điều tra khác tiến hành một số hoạt động điều tra khi cần thiết và có căn cứ cụ thể, rõ ràng.
Cơ quan điều tra sau khi nhận ủy thác phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ những việc được uỷ thác theo thời hạn mà Cơ quan Điều tra uỷ thác yêu cầu. Trường hợp không thể thực hiện được từng phần hoặc toàn bộ những việc uỷ thác thì phải thông báo ngay bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Cơ quan Điều tra đã uỷ thác biết.
Ai có thẩm quyền phân công điều tra viên tiến hành điều tra vụ án hình sự?
Tại khoản 1 Điều 52 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan Điều tra cụ thể như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra
1. Thủ trưởng Cơ quan Điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác, quyết định các vấn đề về công tác của Cơ quan điều tra do mình làm Thủ trưởng; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp trên;
b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tổng kết công tác điều tra hình sự của Cơ quan điều tra do mình làm Thủ trưởng và Cơ quan Điều tra cấp dưới;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới;
d) Quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra, Điều tra viên, Cán bộ Điều tra trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và Điều tra vụ án hình sự; kiểm tra các hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và Điều tra của Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra và Điều tra viên;
đ) Quyết định thay đổi hoặchủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra và Điều tra viên; quyết định thay đổi Điều tra viên;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Cơ quan Điều tra;
g) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Khi Thủ trưởng Cơ quan Điều tra vắng mặt, một Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra được Thủ trưởng ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng. Phó Thủ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng về nhiệm vụ được ủy nhiệm.
...
Như vậy, quyền ra quyết định phân công điều tra viên trong việc điều tra vụ án hình sự thuộc về Thủ trưởng Cơ quan Điều tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm khai báo sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động? Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?
- Tổ chức phong trào thi đua thường xuyên của Dân quân tự vệ phải xác định rõ những yêu cầu như thế nào?
- Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có thay đổi khi cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo Nghị định 175 không?
- Lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với công trình nào theo quy định?
- Hóa đơn điện tử bị sai nội dung hàng hóa chưa gửi cho người mua thì xử lý như thế nào? Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử?