Cơ quan điều tra có được tự ý lập hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại khi không được yêu cầu không?
- Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại gồm những nội dung gì?
- Cơ quan điều tra có được tự ý lập hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại khi không được yêu cầu không?
- Biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại được áp dụng như thế nào?
Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại gồm những nội dung gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 10/2018/NĐ-CP thì Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại gồm
+ Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
+ Các thông tin, tài liệu khác có liên quan.
Trong đó, Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại gồm các nội dung sau đây:
+ Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của Bên yêu cầu;
+ Mô tả hàng hóa nhập khẩu là đối tượng bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
+ Mô tả khối lượng, số lượng của hàng hóa nhập khẩu quy định tại Điều 73 của Nghị định này;
+ Mô tả khối lượng, số lượng của hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước;
+ Thông tin về giá xuất khẩu của hàng hóa được mô tả theo quy định tại điểm b khoản này tại thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam trong thời hạn tối thiểu 12 tháng trước khi Bên yêu cầu nộp Hồ sơ hoặc trước khi Cơ quan điều tra lập hồ sơ theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
+ Thông tin, số liệu, chứng cứ về các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại mà Bên yêu cầu cáo buộc;
+ Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của tất cả Bên bị yêu cầu;
+ Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.
Cơ quan điều tra có được tự ý lập hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại khi không được yêu cầu không?
Cơ quan điều tra có được tự ý lập hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại khi không được yêu cầu không?
Theo quy định tại Điều 80 Nghị định 10/2018/NĐ-CP về nội dung này như sau:
Lập Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại trong trường hợp không có Bên yêu cầu
Trong trường hợp không có Bên yêu cầu nhưng có dấu hiệu về hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, Cơ quan điều tra tiến hành lập Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định điều tra.
Như vậy, trong trường hợp cơ quan điều tra nhận thấy có dấu hiệu về hành vi lẫn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, Cơ quan điều tra tiến hành lập hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại gửi Bộ trưởng Bộ Công thương xem xét quyết định điều tra.
Biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại được áp dụng như thế nào?
Theo quy định tại Điều 81 Nghị định 10/2018/NĐ-CP về trình tự, thủ tục điều tra như sau:
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu, Cơ quan điều tra có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ và hợp lệ của Hồ sơ yêu cầu.
- Trong trường hợp Hồ sơ yêu cầu chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và tổ chức, cá nhân đó có ít nhất 30 ngày để bổ sung các nội dung còn thiếu theo yêu cầu của Cơ quan điều tra.
- Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu đầy đủ, hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định điều tra căn cứ kết quả thẩm định Hồ sơ yêu cầu của Cơ quan điều tra.
- Việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm các nội dung sau đây:
+ Xác định hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
+ Sự thay đổi dòng chảy thương mại từ các nước xuất xứ hoặc nước xuất khẩu hàng hóa sau khi quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực và sự thay đổi này là nguyên nhân của việc lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực;
+ Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước hoặc sự giảm hiệu quả của biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực.
Sau đó áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại theo quy định tại Điều 83 Nghị định 10/2018/NĐ-CP, như sau:
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra gửi kết luận cuối cùng, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
- Trong trường hợp quyết định áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực sẽ được mở rộng áp dụng đối với từng nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa được mô tả tại Điều 73 Nghị định 10/2018/NĐ-CP và xác định có hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
- Thời hạn áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại chấm dứt khi thời hạn áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại ban đầu hết hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?