Cơ quan đề nghị xây dựng luật có trách nhiệm như thế nào? Hồ sơ đề nghị xây dựng luật bao gồm những giấy tờ gì?
Cơ quan đề nghị xây dựng luật có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:
Lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh
1. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Đăng tải báo cáo tổng kết, báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ, cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức có đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Thời gian đăng tải ít nhất là 30 ngày;
b) Lấy ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và giải pháp thực hiện chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Trong trường hợp cần thiết, tổ chức họp để lấy ý kiến về những chính sách cơ bản trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
c) Tổng hợp, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu trên cổng thông tin điện tử quy định tại khoản này.
...
Như vậy, cơ quan đề nghị xây dựng luật có trách nhiệm như như trên.
Đề nghị xây dựng luật (Hình từ Internet)
Trong thời hạn bao nhiêu ngày cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm góp ý bằng văn bản về đề nghị xây dựng luật?
Căn cứ khoản 2 Điều 36 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:
Lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh
...
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm góp ý bằng văn bản về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; Bộ Tài chính có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về nguồn tài chính, Bộ Nội vụ có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về nguồn nhân lực, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về sự tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Bộ Tư pháp có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh với hệ thống pháp luật đến cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội lập đề nghị.
Theo đó, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm góp ý bằng văn bản về đề nghị xây dựng luật.
Hồ sơ đề nghị xây dựng luật bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 37 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và điểm b khoản 53 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh
1. Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, trong đó phải nêu rõ: sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh; mục đích, quan điểm xây dựng luật, pháp lệnh; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, pháp lệnh; mục tiêu, nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật, pháp lệnh sau khi được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua; thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh;
b) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
c) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
d) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và ý kiến của các cơ quan, tổ chức khác; bản chụp ý kiến góp ý;
đ) Dự kiến đề cương chi tiết dự thảo luật, pháp lệnh.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị xây dựng luật bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Tờ trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, trong đó phải nêu rõ: sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh; mục đích, quan điểm xây dựng luật, pháp lệnh; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, pháp lệnh; mục tiêu, nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật, pháp lệnh sau khi được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua; thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh;
- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
- Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và ý kiến của các cơ quan, tổ chức khác; bản chụp ý kiến góp ý;
- Dự kiến đề cương chi tiết dự thảo luật, pháp lệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùa lũ là gì? Thời gian xuất hiện mùa lũ? Có bao nhiêu cấp báo động lũ? Biện pháp phòng chống lũ ra sao?
- Mẫu báo cáo gia hạn thuế GTGT, TNCN của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới nhất? Tải về ở đâu?
- Bão số 4 vào Đà Nẵng khi nào? Dự báo tác động của bão số 4 khu vực miền Trung như thế nào?
- Mẫu tờ khai ghi chú kết hôn mới nhất theo Thông tư 04 là mẫu nào? Có thể tải ở đâu? Thời hạn giải quyết ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn?
- Link theo dõi bản đồ mưa ngập Đà Nẵng? Dự báo thời tiết Đà Nẵng bão số 4 trong 6h tới như thế nào?