Cơ quan đầu mối xử lý nhiễu có hại của Bộ Quốc Phòng là cơ quan nào? Cơ quan đầu mối của Bộ Quốc phòng khi nào chủ trì xử lý nhiễu có hại?
Cơ quan đầu mối xử lý nhiễu có hại của Bộ Quốc Phòng là cơ quan nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTTTT-BQP-BCA, có quy định về cơ quan đầu mối xử lý nhiễu có hại như sau:
Cơ quan đầu mối xử lý nhiễu có hại
1. Cục Tần số vô tuyến điện là cơ quan đầu mối của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Binh chủng Thông tin liên lạc là cơ quan đầu mối của Bộ Quốc phòng.
3. Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ I- Tổng cục An ninh I là cơ quan đầu mối của Bộ Công an.
Như vây, theo quy định trên thì cơ quan đầu mối xử lý nhiễu có hại của Bộ Quốc phòng là binh chủng Thông tin liên lạc.
Cơ quan đầu mối xử lý nhiễu có hại của Bộ Quốc Phòng là cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan đầu mối của Bộ Quốc phòng khi nào chủ trì xử lý nhiễu có hại?
Căn cứ tại tại khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTTTT-BQP-BCA, có quy định về cơ quan đầu mối chủ trì xử lý nhiễu có hại như sau:
Cơ quan đầu mối chủ trì xử lý nhiễu có hại
1. Cục Tần số vô tuyến điện chủ trì tổ chức xử lý nhiễu có hại trong các trường hợp sau:
a) Nhiễu có hại do đài dân sự gây ra;
b) Nhiễu có hại giữa đài quân sự và đài an ninh hoạt động trong băng tần dùng chung cho mục đích quốc phòng, an ninh khi Binh chủng Thông tin liên lạc hoặc Cục kỹ thuật nghiệp vụ I đề nghị chủ trì tổ chức xử lý nhiễu có hại;
c) Nhiễu có hại giữa đài vô tuyến điện hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam với đài vô tuyến điện của quốc gia khác.
d) Đài quân sự, đài an ninh bị nhiễu có hại nhưng Binh chủng Thông tin liên lạc, Cục kỹ thuật nghiệp vụ I chưa xác định được đài vô tuyến điện gây nhiễu có hại và đề nghị Cục Tần số vô tuyến điện tổ chức xử lý nhiễu có hại;
2. Binh chủng Thông tin liên lạc chủ trì xử lý nhiễu có hại do đài quân sự gây ra.
3. Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ I chủ trì xử lý nhiễu có hại do đài an ninh gây ra.
Như vậy, thì Cơ quan đầu mối chủ trì xử lý nhiễu có hại của Bộ Quốc phòng là Binh chủng Thông tin liên lạc, thì Binh chủng Thông tin liên lạc chủ trì xử lý khi nhiễu có hại do đài quân sự gây ra.
Cơ quan đầu mối xử lý nhiễu có hại của Bộ Quốc phòng có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTTTT-BQP-BCA, có quy định về trách nhiệm của cơ quan đầu mối xử lý nhiễu có hại như sau:
Trách nhiệm của cơ quan đầu mối xử lý nhiễu có hại
1. Tiếp nhận, giải quyết thông báo nhiễu có hại:
a) Cục Tần số vô tuyến điện tiếp nhận và giải quyết thông báo nhiễu có hại từ tổ chức, cá nhân sử dụng đài dân sự.
b) Binh chủng Thông tin liên lạc tiếp nhận và giải quyết thông báo nhiễu có hại từ đơn vị quân đội sử dụng đài quân sự.
c) Cục Kỹ thuật Nghiệp vụ I tiếp nhận và giải quyết thông báo nhiễu có hại từ đơn vị công an sử dụng đài an ninh.
2. Cung cấp các thông tin có liên quan về nhiễu có hại cho cơ quan đầu mối có liên quan và gửi đề nghị phối hợp xử lý.
3. Tiếp nhận đề nghị phối hợp xử lý nhiễu có hại; Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan đầu mối thuộc Bộ khác tổ chức xử lý nhiễu có hại.
4. Chỉ đạo các đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng tần số trong khu vực nhiễu có hại có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định nguồn gây nhiễu nhanh chóng, chính xác và xử lý nhiễu có hại có hiệu quả.
5. Yêu cầu đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng đài vô tuyến điện thuộc phạm vi quản lý gây nhiễu có hại phải tiến hành sửa chữa, cải thiện tính năng, dừng hoạt động của đài vô tuyến điện gây nhiễu và thực hiện các biện pháp để khắc phục nhiễu có hại.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan đầu mối xử lý nhiễu có hại của Bộ Quốc phòng có trách nhiệm sau:
- Tiếp nhận, giải quyết thông báo nhiễu có hại: Binh chủng Thông tin liên lạc tiếp nhận và giải quyết thông báo nhiễu có hại từ đơn vị quân đội sử dụng đài quân sự.
- Cung cấp các thông tin có liên quan về nhiễu có hại cho cơ quan đầu mối có liên quan và gửi đề nghị phối hợp xử lý.
-Tiếp nhận đề nghị phối hợp xử lý nhiễu có hại; Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan đầu mối thuộc Bộ khác tổ chức xử lý nhiễu có hại
- Chỉ đạo các đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng tần số trong khu vực nhiễu có hại có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định nguồn gây nhiễu nhanh chóng, chính xác và xử lý nhiễu có hại có hiệu quả
- Yêu cầu đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng đài vô tuyến điện thuộc phạm vi quản lý gây nhiễu có hại phải tiến hành sửa chữa, cải thiện tính năng, dừng hoạt động của đài vô tuyến điện gây nhiễu và thực hiện các biện pháp để khắc phục nhiễu có hại
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?
- Chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ bị xử phạt bao nhiêu?
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?