Cơ quan công đoàn nào có thẩm quyền thu kinh phí công đoàn và thời hạn nộp kinh phí công đoàn là khi nào theo quy định pháp luật hiện hành?

Cơ quan công đoàn nào có thẩm quyền thu kinh phí công đoàn theo quy định pháp luật hiện hành? Căn cứ để đóng kinh phí công đoàn cho người lao động được quy định như thế nào và mức đóng là bao nhiêu? Trên đây là thắc mắc của chị Châu Ngọc Anh tại Quận 12 Thành phố Hồ Chí Minh.

Cơ quan công đoàn nào có thẩm quyền thu kinh phí công đoàn theo quy định pháp luật hiện hành?

Theo quy định tại Điều 19 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Quyết định 1764/QĐ-TLĐ năm 2020 về phân cấp thu và phương thức thu kinh phí công đoàn như sau:

Phân cấp thu và phương thức thu kinh phí công đoàn
Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng cho tổ chức công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn. Tổng Liên đoàn thống nhất thu và phân cấp cho các cấp công đoàn thu kinh phí công đoàn như sau:
1. Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp do ngân sách Trung ương hoặc ngân sách địa phương bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố và tương đương thu đối với các đơn vị do mình quản lý trực tiếp và thông báo cho đối tượng đóng kinh phí công đoàn để thực hiện; đồng thời thông báo cho Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố hoặc Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh để phối hợp thu.
2. Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp không thụ hưởng kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước có công đoàn cơ sở hoặc chưa thành lập công đoàn cơ sở
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương trực tiếp thu hoặc phân cấp cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thu và thông báo cho đối tượng đóng kinh phí công đoàn để biết thực hiện.
3. Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phân cấp thu kinh phí công đoàn cho công đoàn cơ sở đối với các đơn vị thuộc đối tượng thực hiện Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 về quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp nhà nước.
4. Các cấp công đoàn phải ban hành Quyết định phân cấp thu kèm theo danh sách đối tượng đóng kinh phí công đoàn được phân cấp để công đoàn các cấp dưới thực hiện
5. Phương thức thu kinh phí công đoàn đối với tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp không thụ hưởng kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước Tổng Liên đoàn có hướng dẫn riêng.

Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam theo Điều 7 Luật Công đoàn 2012.

Theo đó, kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng cho tổ chức công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn. Tổng Liên đoàn thống nhất thu và phân cấp cho các cấp công đoàn thu kinh phí công đoàn theo quy định cụ thể trên.

Do đó, đối với khối doanh nghiệp nói chung, cấp có thẩm quyền thu kinh phí công đoàn là Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương trực tiếp thu hoặc phân cấp cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thu và thông báo cho đối tượng đóng kinh phí công đoàn để biết thực hiện, trừ khoản 3 Điều 19 trên.

Kinh phí công đoàn

Kinh phí công đoàn (Hình từ Internet)

Căn cứ để đóng kinh phí công đoàn cho người lao động được quy định như thế nào và mức đóng là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP về mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn như sau:

Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn
Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Riêng đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học-kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân.

Theo đó, mức đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Thời hạn nộp kinh phí công đoàn là khi nào theo quy định pháp luật hiện hành?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP về phương thức đóng kinh phí công đoàn như sau:

Phương thức đóng kinh phí công đoàn
1. Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của tổ chức công đoàn tại ngân hàng.
2. Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
3. Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.

Theo đó, đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, từng đối tượng đóng theo quy định cụ thể trên.

Kinh phí công đoàn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Có bắt buộc công ty phải đóng 2% kinh phí công đoàn dù không thành lập công đoàn?
Pháp luật
Đã có Luật Công đoàn 2024 số 50/2024/QH/15 đúng không? Tải về file Luật Công đoàn 2024 ở đâu?
Pháp luật
Quỹ tiền lương làm căn cứ đóng kinh phí công đoàn được xác định như thế nào? Không có công đoàn cơ sở nên không đóng kinh phí công đoàn thì có bị phạt không?
Pháp luật
Công đoàn cơ sở được trích lại bao nhiêu phần trăm kinh phí công đoàn theo quy định mới nhất năm 2022?
Pháp luật
Chậm đóng kinh phí công đoàn doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Doanh nghiệp phải đóng kinh phí công đoàn khi có bao nhiêu người lao động? Doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì có phải đóng kinh phí công đoàn không?
Pháp luật
Mẫu bản xác nhận về việc đóng kinh phí công đoàn mới nhất? Doanh nghiệp chậm đóng kinh phí công đoàn có bị phạt không?
Pháp luật
Chi nhánh đóng kinh phí công đoàn tại địa bàn nào? Có được quyền tự lựa chọn nơi đóng hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn khi nào? Khoản đóng kinh phí công đoàn có được hạch toán vào chi phí sản xuất?
Pháp luật
Hướng dẫn xác định mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn? Phương thức đóng kinh phí công đoàn được quy định như nào?
Pháp luật
Tiền truy thu kinh phí công đoàn có được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh phí công đoàn
4,467 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh phí công đoàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh phí công đoàn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào