Cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá sự cần thiết và đánh giá tính hợp pháp của thủ tục hành chính dự kiến ban hành mới theo những nội dung gì?
- Cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá sự cần thiết của thủ tục hành chính dự kiến ban hành mới theo những nội dung gì?
- Cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá tính hợp pháp của thủ tục hành chính dự kiến ban hành mới theo những nội dung gì?
- Để đánh giá về sự cần thiết, tính hợp pháp của thủ tục hành chính dự kiến ban hành mới, cơ quan chủ trì soạn thảo sử dụng Biểu mẫu nào?
Cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá sự cần thiết của thủ tục hành chính dự kiến ban hành mới theo những nội dung gì?
Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2022/TT-BTP quy định về Đánh giá tác động của thủ tục hành chính dự kiến ban hành mới trong soạn thảo dự án, dự thảo văn bản như sau:
Đánh giá tác động của thủ tục hành chính dự kiến ban hành mới trong soạn thảo dự án, dự thảo văn bản
1. Cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá sự cần thiết của thủ tục hành chính theo các nội dung quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
...
Theo đó, cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá sự cần thiết của thủ tục hành chính dự kiến ban hành mới trong soạn thảo dự án, dự thảo văn bản theo các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư 03/2022/TT-BTP, cụ thể như sau:
- Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực nhất định hoặc thực hiện các biện pháp có tính chất đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Bảo đảm quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
- Là phương án, giải pháp tối ưu trong các phương án, giải pháp có thể được thực hiện để bảo đảm các yêu cầu nêu trên.
Cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá tính hợp pháp của thủ tục hành chính dự kiến ban hành mới (Hình từ Internet)
Cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá tính hợp pháp của thủ tục hành chính dự kiến ban hành mới theo những nội dung gì?
Theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 03/2022/TT-BTP quy định về Đánh giá tác động của thủ tục hành chính dự kiến ban hành mới trong soạn thảo dự án, dự thảo văn bản như sau:
Đánh giá tác động của thủ tục hành chính dự kiến ban hành mới trong soạn thảo dự án, dự thảo văn bản
...
2. Cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá tính hợp pháp của thủ tục hành chính theo các nội dung sau đây:
a) Thủ tục hành chính phải được ban hành theo đúng thẩm quyền được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính;
b) Nội dung quy định thủ tục hành chính có sự thống nhất trong cùng một văn bản; không trái với các văn bản quy phạm pháp luật khác, điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá tính hợp pháp của thủ tục hành chính dự kiến ban hành mới trong soạn thảo dự án, dự thảo văn bản theo các nội dung sau đây:
- Thủ tục hành chính phải được ban hành theo đúng thẩm quyền được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính;
- Nội dung quy định thủ tục hành chính có sự thống nhất trong cùng một văn bản; không trái với các văn bản quy phạm pháp luật khác, điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Để đánh giá về sự cần thiết, tính hợp pháp của thủ tục hành chính dự kiến ban hành mới, cơ quan chủ trì soạn thảo sử dụng Biểu mẫu nào?
Theo khoản 5 Điều 11 Thông tư 03/2022/TT-BTP quy định về Đánh giá tác động của thủ tục hành chính dự kiến ban hành mới trong soạn thảo dự án, dự thảo văn bản như sau:
Đánh giá tác động của thủ tục hành chính dự kiến ban hành mới trong soạn thảo dự án, dự thảo văn bản
...
5. Cơ quan chủ trì soạn thảo sử dụng Biểu mẫu đánh giá tác động của thủ tục hành chính dự kiến ban hành mới trong dự án, dự thảo văn bản tại Phụ lục II (ký hiệu là Biểu mẫu số 02/ĐGTĐ-BHM) và Biểu mẫu tính chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản tại Phụ lục II (ký hiệu là Biểu mẫu số 04/ĐGTĐ-SCM) ban hành kèm theo Thông tư này để đánh giá về sự cần thiết, tính hợp pháp, tính hợp lý và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính dự kiến ban hành mới.
Như vậy, cơ quan chủ trì soạn thảo sử dụng Biểu mẫu đánh giá tác động của thủ tục hành chính dự kiến ban hành mới trong dự án, dự thảo văn bản tại Phụ lục II (ký hiệu là Biểu mẫu số 02/ĐGTĐ-BHM) ban hành kèm theo Thông tư 03/2022/TT-BTP để đánh giá về sự cần thiết, tính hợp pháp của thủ tục hành chính dự kiến ban hành mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?