Có phải ưu tiên thực hiện mua sắm xanh đối với dự án đầu tư và nhiệm vụ sử dụng ngân sách Nhà nước không?

Có phải ưu tiên thực hiện mua sắm xanh đối với dự án đầu tư và nhiệm vụ sử dụng ngân sách Nhà nước không? Nội dung mua sắm xanh đối với dự án đầu tư và nhiệm vụ sử dụng ngân sách Nhà nước bao gồm những gì?

Có phải ưu tiên thực hiện mua sắm xanh đối với dự án đầu tư và nhiệm vụ sử dụng ngân sách Nhà nước không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 146 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về mua sắm xanh như sau:

Mua sắm xanh
1. Mua sắm xanh là việc mua sắm các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam hoặc được công nhận theo quy định của pháp luật.
2. Ưu tiên thực hiện mua sắm xanh đối với dự án đầu tư, nhiệm vụ có sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, mua sắm xanh là việc mua sắm các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam hoặc được công nhận theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, sẽ ưu tiên thực hiện mua sắm xanh đối với dự án đầu tư, nhiệm vụ có sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ.

Có phải ưu tiên thực hiện mua sắm xanh đối với dự án đầu tư và nhiệm vụ sử dụng ngân sách Nhà nước không?

Có phải ưu tiên thực hiện mua sắm xanh đối với dự án đầu tư và nhiệm vụ sử dụng ngân sách Nhà nước không? (Hình từ Internet)

Nội dung mua sắm xanh đối với dự án đầu tư và nhiệm vụ sử dụng ngân sách Nhà nước bao gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 136 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về việc mua sắm xanh đối với dự án đầu tư và nhiệm vụ sử dụng ngân sách nhà nước như sau:

- Hạng mục mua sắm hoặc đầu tư công trong các dự án đầu tư, nhiệm vụ có sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ ưu tiên sử dụng, tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam.

- Khi xây dựng hồ sơ mời thầu đối với hoạt động mua sắm công, các yêu cầu mua sắm, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam cần được đưa vào trong tiêu chí lựa chọn nhà thầu.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước mua sắm xanh, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định chi tiết về ưu tiên mua sắm sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường trong hoạt động đấu thầu thực hiện dự án, nhiệm vụ đối với nhà thầu, nhà đầu tư sử dụng các sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam.

- Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định chi tiết nội dung thực hiện mua sắm xanh đối với các dự án, nhiệm vụ sử dụng ngân sách nhà nước.

Việc giảm thiểu tác động xấu đến môi trường có bao gồm việc mua sắm xanh không?

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 138 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chung về kinh tế tuần hoàn như sau:

Quy định chung về kinh tế tuần hoàn
1. Tiêu chí chung về kinh tế tuần hoàn
a) Giảm khai thác, sử dụng tài nguyên không tái tạo, tài nguyên nước; tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, nguyên liệu thô, vật liệu; tiết kiệm năng lượng;
b) Kéo dài thời gian sử dụng vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, các linh kiện, cấu kiện;
c) Hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường bao gồm: giảm chất thải rắn, nước thải, khí thải; giảm sử dụng hóa chất độc hại; tái chế chất thải, thu hồi năng lượng; giảm sản phẩm sử dụng một lần; mua sắm xanh.
2. Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ căn cứ kế hoạch hành động quy định tại điểm a khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 139 Nghị định này thực hiện một hoặc nhiều biện pháp theo thứ tự ưu tiên sau đây để đạt được tiêu chí kinh tế tuần hoàn:
a) Hạn chế sử dụng các sản phẩm không thân thiện môi trường; tối ưu hóa sử dụng thiết bị, sản phẩm; tăng hiệu quả sản xuất, sử dụng hiệu quả tài nguyên, nguyên liệu, vật liệu;
b) Kéo dài vòng đời sản phẩm và các linh kiện, cấu kiện của sản phẩm, bao gồm: tái sử dụng (sản phẩm được người tiêu dùng khác tái sử dụng); tu sửa (sửa chữa hoặc bảo trì các sản phẩm bị lỗi để kéo dài thời gian sử dụng); tân trang (phục hồi và nâng cấp sản phẩm cũ); tái sản xuất (sử dụng các thành phần, linh kiện, cấu kiện của các sản phẩm thải bỏ vào các chức năng tương tự); thay đổi mục đích sử dụng (sử dụng các sản phẩm hoặc các linh kiện, cấu kiện của sản phẩm thải bỏ cho sản phẩm mới có chức năng khác);
c) Giảm chất thải phát sinh bao gồm: tái chế chất thải (xử lý, chế biến chất thải để chuyển hóa thành nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu có ích); thu hồi năng lượng thông qua thiêu đốt chất thải.
...

Như vậy, việc hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường sẽ bao gồm việc mua sắm xanh.

Ngoài ra, việc hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường bao gồm những nội dung khác như:

+ Giảm chất thải rắn, nước thải, khí thải;

+ Giảm sử dụng hóa chất độc hại;

+ Tái chế chất thải, thu hồi năng lượng;

+ Giảm sản phẩm sử dụng một lần.

Mua sắm xanh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có phải ưu tiên thực hiện mua sắm xanh đối với dự án đầu tư và nhiệm vụ sử dụng ngân sách Nhà nước không?
Pháp luật
Có được khuyến khích tổ chức nước ngoài mua sắm xanh đối với các dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mua sắm xanh
33 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mua sắm xanh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mua sắm xanh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào