Có phải tất cả dòng, giống vật nuôi mới đều phải thực hiện khảo nghiệm trước khi đưa ra sản xuất hay không?
- Có phải tất cả dòng, giống vật nuôi mới đều phải thực hiện khảo nghiệm trước khi đưa ra sản xuất hay không?
- Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi có bắt buộc phải có nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành chăn nuôi hay không?
- Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi có quyền từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả thực hiện khảo nghiệm hay không?
Có phải tất cả dòng, giống vật nuôi mới đều phải thực hiện khảo nghiệm trước khi đưa ra sản xuất hay không?
Căn cứ Điều 26 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi như sau:
Khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi
1. Khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi là việc chăn nuôi và theo dõi một dòng, giống vật nuôi cụ thể trong điều kiện và thời gian nhất định để xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hại của dòng, giống đó.
2. Dòng, giống vật nuôi mới phải thực hiện khảo nghiệm trước khi đưa ra sản xuất, trừ dòng, giống vật nuôi được tạo ra từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu công nhận dòng, giống vật nuôi mới phải thực hiện khảo nghiệm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi tại cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi.
Theo đó, dòng, giống vật nuôi mới phải thực hiện khảo nghiệm trước khi đưa ra sản xuất, trừ dòng, giống vật nuôi được tạo ra từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Như vậy, theo quy định thì dòng, giống vật nuôi mới phải thực hiện khảo nghiệm trước khi đưa ra sản xuất, tuy nhiên đối với dòng, giống vật nuôi được tạo ra từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì không phải thực hiện khảo nghiệm trước khi đưa ra sản xuất.
Có phải tất cả dòng, giống vật nuôi mới đều phải thực hiện khảo nghiệm trước khi đưa ra sản xuất hay không? (Hình từ Internet)
Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi có bắt buộc phải có nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành chăn nuôi hay không?
Căn cứ Điều 27 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về điều kiện cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi như sau:
Điều kiện cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi
Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Các điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này;
2. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với việc khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi tương ứng;
3. Có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học;
4. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp.
Theo quy định, cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện như sau:
(1) Các điều kiện về chăn nuôi trang trại được quy định tại Điều 55 Luật Chăn nuôi 2018;
(2) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với việc khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi tương ứng;
(3) Có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học;
(4) Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp.
Như vậy, theo quy định thì cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi phải có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học.
Do đó, không bắt buộc cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi phải có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành chăn nuôi mà có thể thuộc chuyên ngành thú y hoặc sinh học.
Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi có quyền từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả thực hiện khảo nghiệm hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật Chăn nuôi 2018 quy định:
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi
1. Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi có quyền sau đây:
a) Được thực hiện khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;
b) Được thực hiện kiểm định dòng, giống vật nuôi theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Được thanh toán chi phí khảo nghiệm, kiểm định dòng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;
d) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;
đ) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả thực hiện, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm các điều kiện cơ sở khảo nghiệm trong quá trình hoạt động;
b) Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện khảo nghiệm, kiểm định;
c) Tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường;
d) Lưu hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 03 năm sau khi kết thúc khảo nghiệm, kiểm định;
đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...
Như vậy, theo quy định thì cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi có quyền từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả thực hiện khảo nghiệm, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PNY/thuc-hien-khao-nghiem.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/202201/Tran/co-so-khao-nghiem-giong-vat-nuoi.png)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành lang an toàn đường bộ từ ngày 1/1/2025 như thế nào? Quản lý, sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ ra sao?
- Mẫu đơn đề nghị sáp nhập hội mới nhất? Hướng dẫn làm đơn đề nghị sáp nhập hội như thế nào?
- Thủ tục gia hạn hoặc điều chỉnh hoạt động liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại Quyết định 3278 như thế nào?
- Thủ tục đề xuất cơ chế ưu đãi đầu tư theo Quyết định 891 của Bộ Xây dựng thực hiện ở cấp tỉnh như thế nào?
- Các cơ quan lãnh đạo hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ theo Nghị định 126 được quy định như thế nào?