Có phải giao dịch liên kết khi doanh nghiệp giao dịch với doanh nghiệp do mình góp vốn thành lập không?

Công ty A cùng góp vốn thành lập công ty C (A chiếm 25% vốn) thì công ty A và C có giao dịch liên kết đúng không ạ? Nếu A và C có giao dịch liên kết thì bị khống chế lãi vay tính vào chi phí có đúng không ạ? đây là câu hỏi của anh A.H đến từ Long An.

Có phải giao dịch liên kết khi doanh nghiệp giao dịch với doanh nghiệp do mình góp vốn thành lập không?

Có phải giao dịch liên kết khi doanh nghiệp giao dịch với doanh nghiệp do mình góp vốn thành lập không, thì căn cứ khoản 2 Điều 1 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định:

Phạm vi điều chỉnh
...
2. Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

Và căn cứ Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định:

Các bên có quan hệ liên kết
1. Các bên có quan hệ liên kết (sau đây viết tắt là “bên liên kết”) là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:
a) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;
b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.
2. Các bên liên kết tại khoản 1 điều này được quy định cụ thể như sau:
a) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
...

Từ các quy định trên, trường hợp doanh nghiệp A góp vốn thành lập doanh nghiệp C, nếu doanh nghiệp A sở hữu từ 25% vốn góp tại doanh nghiệp C thì xác định 2 doanh nghiệp này có mối quan hệ liên kết.

Đối với các doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết, nếu thực hiện các giao dịch quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 132/2020/NĐ-CP thì xác định các doanh nghiệp phát sinh giao dịch liên kết.

Còn nếu như có mối quan hệ liên kết nhưng không phát sinh các giao dịch quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 132/2020/NĐ-CP thì giữa các doanh nghiệp này không tồn tại giao dịch liên kết. Lúc này cũng bị khống chế chi phí lãi vay theo quy định tại Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

Quay lại trường hợp của anh, trường hợp này, doanh nghiệp A sở hữu từ 25% phần vốn góp của doanh nghiệp C thì chỉ mới xác định 2 doanh nghiệp này có mối quan hệ liên kết, chưa xác định có giao dịch liên kết. Điều kiện để phát sinh giao dịch liên kết bao gồm 2 điều kiện chính:

- Điều kiện cần: Các doanh nghiệp phải có mối quan hệ liên kết (giữa A và C đã xác lập mối quan hệ liên kết).

- Điều kiện đủ: Giữa các doanh nghiệp phải phát sinh giao dịch quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 132/2020/NĐ-CP (thông tin cung cấp chưa đề cập rõ giữa A và C có phát sinh giao dịch hay không).

Do đó, trường hợp này chưa đủ cơ sở để xác định giữa A và C có phát sinh giao dịch liên kết.

giao dịch liên kết

Giao dịch liên kết (Hình từ Internet)

Đối với giao dịch liên kết mang tính đặc thù hoặc duy nhất không tìm kiếm được đối tượng so sánh độc lập để so sánh thì cần làm gì?

Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định:

Đối với giao dịch liên kết mang tính đặc thù hoặc duy nhất không tìm kiếm được đối tượng so sánh độc lập để so sánh thì thực hiện mở rộng phạm vi phân tích, so sánh về ngành, thị trường địa lý, thời gian so sánh để tìm kiếm đối tượng so sánh độc lập. Việc mở rộng phạm vi phân tích, so sánh được thực hiện như sau:

- Lựa chọn các đối tượng so sánh độc lập theo phân ngành kinh tế thống kê có tính tương đồng cao nhất với phân ngành hoạt động của người nộp thuế trong cùng thị trường địa bàn, cùng địa phương, trong nước;

- Mở rộng địa bàn so sánh sang các nước trong khu vực có điều kiện ngành và trình độ phát triển kinh tế tương đồng.

Lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết được quy định như thế nào?

Lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết được quy định tại Điều 12 Nghị định 132/2020/NĐ-CP như sau:

Lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết
Phương pháp so sánh xác định giá của giao dịch liên kết (viết tắt là phương pháp xác định giá giao dịch liên kết) được áp dụng phù hợp nguyên tắc giao dịch độc lập, bản chất giao dịch và chức năng của người nộp thuế trên cơ sở tính toán, áp dụng thống nhất trong toàn bộ chu kỳ, giai đoạn sản xuất kinh doanh; căn cứ dữ liệu tài chính của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn theo các nguyên tắc phân tích, so sánh quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 Nghị định này. Phương pháp xác định giá giao dịch liên kết được lựa chọn trong các phương pháp quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15 Nghị định này, căn cứ vào đặc điểm của giao dịch liên kết và căn cứ vào thông tin dữ liệu sẵn có.
Giao dịch liên kết
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Giao dịch giữa cá nhân với công ty là giao dịch liên kết?
Pháp luật
Nguyên tắc giao dịch độc lập trong quản lý thuế là gì? Giá giao dịch liên kết được điều chỉnh theo giao dịch độc lập theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết theo Công văn 5654/TCT-TTKT 2023?
Pháp luật
Tải về Mẫu thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết 2025 theo Nghị định 20/2025/NĐ-CP?
Pháp luật
Hiệp định thuế là gì? Cơ quan nào điều chỉnh việc xác định giá giao dịch liên kết theo thỏa thuận song phương quy định tại Hiệp định thuế?
Pháp luật
Tổng hợp 03 điểm mới Nghị định 20 giao dịch liên kết? Nghị định 20 giao dịch liên kết? Tải về toàn văn?
Pháp luật
Chi tiết nội dung sửa đổi Nghị định 132 giao dịch liên kết bởi Nghị định 20/2025/NĐ-CP thế nào?
Pháp luật
Nghị định 20/2025/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 132/2020/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết ra sao?
Pháp luật
Nghị định 20 2025 về giao dịch liên kết file word, pdf mới nhất? Nghị định 20/2025 có hiệu lực từ ngày nào?
Pháp luật
Chính thức vay ngân hàng không thuộc giao dịch liên kết theo Nghị định 20/2025/NĐ-CP kể từ 27/3/2025 trong trường hợp nào?
Pháp luật
Phụ lục giao dịch liên kết 2025 theo Nghị định 132? Hướng dẫn kê khai Phụ lục giao dịch liên kết mới nhất 2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao dịch liên kết
7,541 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao dịch liên kết

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao dịch liên kết

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào