Có phải càng đóng bảo hiểm xã hội lâu thì người lao động được hưởng mức lương hưu càng cao không?
Có phải càng đóng bảo hiểm xã hội lâu thì người lao động được hưởng mức lương hưu càng cao không?
Căn cứ khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Mức lương hưu hằng tháng
...
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
...
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
...
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
...
Từ các căn cứ trên, tiền lương hưu được xác định như sau:
- Đối với lao động nam, làm việc trong điều kiện lao động bình thường:
+ Tỷ lệ % hưởng lương hưu đối với lao động nam đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì được 45%. Sau đó, cứ mỗi năm tham gia thêm bảo hiểm xã hội thì sẽ được cộng thêm 2% vào tỷ lệ tính hưởng lương hưu nhưng tối đa không quá 75%.
Theo đó, để hưởng lương hưu theo mức tỷ lệ tối đa thì lao động nam cần ít nhất 35 năm làm việc tham gia bảo hiểm xã hội, sau 35 năm thì việc đóng thêm bảo hiểm xã hội không giúp tăng tỷ lệ hưởng lương hưu.
+ Mức hưởng lương hưu sẽ được tính bằng tỷ lệ hưởng lưởng hưu nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu. Trong đó, đối với người lao động làm việc tại doanh nghiệp thì mức quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được tính bằng cách tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian (có tính bao gồm cả hệ số trượt giá).
Theo đó, nếu mức đóng bảo hiểm xã hội càng cao thì mức tiền lương bình quân làm căn cứ tính mức hưởng lương hưu sẽ càng cao, ngược lại nếu tham gia bảo hiểm xã hội với mức thấp thì lương hưu sẽ càng thấp.
- Đối với lao động nữ, làm việc trong điều kiện lao động bình thường:
+ Đủ 15 năm tham gia bảo hiểm xã hội thì mức tỷ lệ tính hưởng lương hưu bằng 45%. Sau đó, cứ mỗi năm tham gia thêm bảo hiểm xã hội thì được cộng thêm 2%, tối đa không quá 75%.
Theo đó, lao động nữ cần tối thiểu 30 năm để hưởng lương hưu theo tỷ lệ hưởng ở mức 75%, sau thời gian này nếu có đóng thêm thì không ảnh hưởng đến tỷ lệ tính hưởng lương hưu.
+ Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu đối với lao động nữ làm việc trong doanh nghiệp tương tự như đối với lao động nam. Theo đó, đóng bảo hiểm xã hội ở mức càng cao thì mức hưởng sẽ càng cao.
Như vậy, nếu lao động đóng bảo hiểm xã hội ở mức trần và ổn định cho đến thời điểm nghỉ hưu và làm việc trong môi trường lao động bình thường, không nghỉ hưu sớm thì chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội đủ 35 năm đối với lao động nam, đủ 30 năm đối với lao động nữ là đã hưởng lương hưu ở mức cao nhất.
Càng đóng bảo hiểm xã hội lâu thì người lao động được hưởng mức lương hưu càng cao? (Hình từ Internet)
Bảo hiểm xã hội phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định cụ thể:
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
- Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
- Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
- Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Nhà nước có những chính sách gì đối với bảo hiểm xã hội?
Chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội tại Điều 6 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
- Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội.
- Hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Bảo hộ quỹ bảo hiểm xã hội và có biện pháp bảo toàn, tăng trưởng quỹ.
- Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung.
- Ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội.
Tham khảo một số biểu mẫu liên quan đến việc chi trả, giải quyết lương hưu:
(1) TẢI VỀ Mẫu 7a-CBH Danh sách chưa nhận lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;
(2) TẢI VỀ Mẫu 8-CBH Danh sách báo giảm hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp thất nghiệp quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;
(3) TẢI VỀ Mẫu 15A-HSB Giấy giới thiệu chuyển hồ sơ chờ hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;
(4) TẢI VỀ Mẫu 15B-HSB Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ chờ hưởng lương hưu/trợ cấp hàng tháng quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;
(5) TẢI VỀ Mẫu 18-HSB Thông báo chuyển hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;
(6) TẢI VỀ Mẫu 23-HSB Thông báo về việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;
(7) TẢI VỀ Mẫu 24A-HSB Phiếu điều chỉnh mức hưởng lương hưu (đối tượng không tính theo thời gian công tác quy đổi) quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;
(8) TẢI VỀ Mẫu 24B-HSB Phiếu điều chỉnh mức hưởng lương hưu (đối tượng tính theo thời gian công tác quy đổi) quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;
(9) TẢI VỀ Mẫu 5-CBH Thông báo khấu trừ lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc công bố quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng phải thông qua những hình thức nào?
- Hạch toán chiết khấu thương mại theo Thông tư 200 thế nào? Hướng dẫn hạch toán chiết khấu thương mại?
- Tết Tây 2025 là ngày mấy? Tết Tây là tết gì? Tết Tây 2025 nhằm ngày mấy âm lịch? Tết Tây 2025 là thứ mấy?
- Mẫu lời chúc Tết Dương lịch của thầy cô giáo gửi phụ huynh, học sinh hay và ý nghĩa? Giáo viên có được nghỉ Tết Dương lịch không?
- Tháng Chạp là tháng gì? Tháng Chạp âm lịch gọi là gì? Tháng Chạp là tháng mấy Dương lịch 2025?