Có những phương tiện thanh toán nào trong hoạt động thanh toán trong nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam?
- Có những phương tiện thanh toán nào trong hoạt động thanh toán trong nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam?
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam có nghĩa vụ gì trong việc cung ứng phương tiện thanh toán bằng tiền mặt cho người sử dụng dịch vụ?
- Chứng từ thanh toán trong hoạt động thanh toán trong nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam có thể được lập dưới hình thức nào?
Có những phương tiện thanh toán nào trong hoạt động thanh toán trong nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam?
Căn cứ Điều 7 Quy chế hoạt động thanh toán trong nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 40/QĐ-HĐQL năm 2006 quy định về phương tiện thanh toán như sau:
Phương tiện thanh toán.
Các phương tiện thanh toán bao gồm:
1- Tiền mặt: là tiền giấy và tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành, dùng làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam.
2- Séc: là lệnh trả tiền do chủ tài khoản lập theo quy định của pháp luật và theo mẫu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, yêu cầu Ngân hàng Phát triển Việt Nam trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc trả cho người cầm séc.
3- Uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi: là phương tiện thanh toán do người trả tiền lập theo mẫu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, gửi cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam nơi người trả tiền mở tài khoản, yêu cầu Ngân hàng Phát triển Việt Nam trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.
4- Uỷ nhiệm thu hoặc nhờ thu: là phương tiện thanh toán do người thụ hưởng lập theo mẫu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, gửi cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam uỷ thác thu hộ một số tiền nhất định.
5- Các phương tiện thanh toán khác như thẻ ngân hàng, hối phiếu, lệnh phiếu... theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, các phương tiện thanh toán trong hoạt động thanh toán trong nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam bao gồm:
(1) Tiền mặt;
(2) Séc;
(3) Uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi;
(4) Uỷ nhiệm thu hoặc nhờ thu;
(5) Các phương tiện thanh toán khác như thẻ ngân hàng, hối phiếu, lệnh phiếu... theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan.
Có những phương tiện thanh toán nào trong hoạt động thanh toán trong nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có nghĩa vụ gì trong việc cung ứng phương tiện thanh toán bằng tiền mặt cho người sử dụng dịch vụ?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy chế hoạt động thanh toán trong nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 40/QĐ-HĐQL năm 2006 quy định về cung ứng phương tiện thanh toán như sau:
Cung ứng phương tiện thanh toán.
1- Cung ứng phương tiện thanh toán bằng tiền mặt
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có nghĩa vụ đáp ứng đầy đủ kịp thời các yêu cầu gửi và rút tiền mặt của người sử dụng dịch vụ thanh toán trong phạm vi số dư trên tài khoản và hạn mức thấu chi đã thoả thuận với chủ tài khoản, phù hợp với quy định của pháp luật.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thoả thuận với người sử dụng dịch vụ thanh toán về việc báo trước khi rút tiền mặt số lượng lớn.
2- Cung ứng phương tiện thanh toán bằng séc: thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về phát hành và sử dụng séc.
3- Cung ứng phương tiện thanh toán bằng uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi, uỷ nhiệm thu hoặc nhờ thu: thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chứng từ thanh toán.
4- Cung ứng phương tiện thanh toán khác thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, trong việc cung ứng phương tiện thanh toán bằng tiền mặt thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam có nghĩa vụ đáp ứng đầy đủ kịp thời các yêu cầu gửi và rút tiền mặt của người sử dụng dịch vụ thanh toán trong phạm vi số dư trên tài khoản và hạn mức thấu chi đã thoả thuận với chủ tài khoản, phù hợp với quy định của pháp luật.
Đồng thời, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thoả thuận với người sử dụng dịch vụ thanh toán về việc báo trước khi rút tiền mặt số lượng lớn.
Chứng từ thanh toán trong hoạt động thanh toán trong nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam có thể được lập dưới hình thức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy chế hoạt động thanh toán trong nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 40/QĐ-HĐQL năm 2006 quy định về chứng từ thanh toán như sau:
Chứng từ thanh toán.
1- Chứng từ thanh toán là cơ sở để thực hiện giao dịch thanh toán. Chứng từ thanh toán có thể được lập dưới hình thức chứng từ giấy, chứng từ điện tử hoặc các hình thức khác theo hướng dẫn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật.
2- Loại chứng từ, các yếu tố của chứng từ, việc lập, kiểm soát, luân chuyển, bảo quản và lưu trữ chứng từ, trách nhiệm của Người sử dụng dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan về chứng từ thanh toán.
Như vậy, chứng từ thanh toán có thể được lập dưới hình thức chứng từ giấy, chứng từ điện tử hoặc các hình thức khác theo hướng dẫn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi nào? Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có bị hạn chế không?
- Chính sách nghỉ thôi việc với CBCCVC khi sắp xếp bộ máy tại Nghị định 178 ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ?
- Tại sao nói triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan? Thời lượng môn triết học Mác Lênin thế nào?
- Không mang theo giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu 2025? Mức phạt không mang bằng lái xe 2025 là bao nhiêu?
- Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú như thế nào? Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú được xác định thế nào?